Trình Độ Học Vấn Trong CV

Đâu là cách tốt nhất để nêu trình độ học vấn khi viết CV? Trong mục Trình độ học vấn của CV, hãy liệt kê những trường bạn theo học, bằng cấp, điểm trung bình nếu bạn đang là sinh viên hoặc mới tốt nghiệp, và bất kì giải thưởng đặc biệt nào bạn nhận được.

Khi viết CV, bạn nên thiết kế mục này sao cho phù hợp với tình trạng của bạn, bao gồm bạn có còn đang là sinh viên không, bạn có bao nhiêu kinh nghiệm làm việc, và số lượng thành tích trong học tập của bạn. Bằng cách viết thông tin phù hợp bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và đảm bảo vé vào vòng phỏng vấn.

         Nên viết gì trong mục Trình độ học vấn

Thông tin quan trọng cần nêu trong mục này là bằng cấp và trường bạn theo học.

Bạn cũng có thể cung cấp thông tin cụ thể hơn, gồm chuyên ngành chính và phụ của bạn, và cả năm tốt nghiệp, mặc dù không được yêu cầu.

Hãy nêu điểm trung bình nếu bạn hiện đang là sinh viên hoặc vừa tốt nghiệp khoảng 1-2 năm, và quan trọng là nếu điểm trung bình chung của bạn cao (khoảng 7.5 (theo thang điểm 10) và 3 (theo thang điểm 4) hoặc cao hơn).

Ngoài ra, hãy kể về những giải thưởng bạn nhận được ở trường. Bạn cũng có thể nêu những câu lạc bộ ngoại khóa, nhóm từ thiện hoặc các tổ chức mà bạn tích cực tham gia hoặc giữ vai trò lãnh đạo.

Đồng thời còn có những khóa học phát triển chuyên ngành và các chứng nhận.

         Nên đặt mục Trình độ học vấn ở đâu trong CV

Sinh viên chưa hoặc mới tốt nghiệp thường sẽ đặt mục này ở đầu khi viết CV, vì họ có kinh nghiệm làm việc hạn chế. Trong trường hợp này, bạn sẽ muốn làm nổi bật những thành công trong học tập của mình.

Nếu bạn đã tốt nghiệp được ít nhất là vài năm, thì bạn có thể chuyển mục này ra cuối CV. Vào lúc này, bạn đã có đủ kinh nghiệm làm việc để thể hiện và bạn không cần phải phụ thuộc vào trình độ học vấn của mình nữa.

         Bí quyết trình bày Trình độ học vấn trong CV

Hãy xem xét các tiểu mục. Nếu bạn có nhiều thông tin cho phần Trình độ học vấn, thì bạn hãy chia phần này thành những mục nhỏ. Mục chính có thể bao gồm trường và bằng cấp, sau đó, bạn có thể lập những mục nhỏ hơn như “Giải thưởng”, “Chứng chỉ” và “Phát triển chuyên môn”. Nếu bạn giữ chức vụ lãnh đạo trong một tổ chức ở trường (như câu lạc bộ học thuật, thể dục thể thao,…), thì bạn có thể liệt kê thông tin này bên dưới những giải thưởng.

Cung cấp chi tiết (nếu có ích). Nếu khoa hoặc chuyên ngành của bạn trong trường đại học nổi tiếng và phù hợp công việc bạn ứng tuyển (ví dụ như, bạn tốt nghiệp chuyên ngành dịch vụ khách hàng và đang tìm việc làm trong nhà hàng, khách sạn), thì bạn có thể nêu chi tiết này trước tên trường đại học. Ví dụ như, bạn có thể viết “Chuyên ngành Dịch vụ khách hàng, trường Đại học XYZ”.

Bạn có thể bỏ qua điểm trung bình. Nếu bạn đang là sinh viên hoặc vừa mới tốt nghiệp và điểm trung bình chung của bạn không cao, nhưng bạn có những giải thưởng khác, thì bạn có thể bỏ qua phần điểm số và thay thông tin khác vào, như “Giải thưởng XYZ”. Một khi bạn đã tốt nghiệp được vài năm, dù thế nào thì bạn hãy nên bỏ phần điểm trung bình ra khỏi CV của mình.

Bạn có thể bỏ qua thông tin trường phổ thông (sau một khoảng thời gian). Một khi bạn đã học đại học được một năm hoặc hơn (hoặc bạn theo học những chương trình sau đại học), thì bạn có thể bỏ phần thông tin liên quan trường phổ thông. Ngược lại, nếu đây là trình độ học vấn cao nhất của bạn, thì hãy nêu về trường và bằng phổ thông của mình.

Nói sự thật. Nhà tuyển dụng có thể dễ dàng xác nhận thông tin bạn cung cấp trong CV là thật hay không. Do đó, hãy thành thật. Ví dụ như, nếu bạn không hài lòng với điểm trung bình chung của mình, thì hãy bỏ phần này đi, chứ đừng tự cho điểm khống.

Những Điều Cần Tránh Khi Trình Bày Đơn Xin Việc

Ngày nay, khi tìm việc làm điều quan trọng nhất khi gởi đơn xin việc là dự đoán sức hút của một đơn xin việc đến nhà tuyển dụng. Nhiều người trong chúng ta hầu như đều không biết phải bắt đầu từ đâu và viết mẫu đơn xin việc như thế nào.

Về cơ bản, hãy nói về các hoạt động mà bạn thường hoặc đã từng tham gia trong quá trình học tập hoặc những chương trình từ bên ngoài trường đại học. Một điều chắc chắn rằng dù cho bạn có điểm trung bình thời đi học không cao, nhưng lại có 3 năm kinh nghiệm làm biên tập cho một tờ báo của trường học vẫn sẽ có khả năng được gọi đi phỏng vấn cho một vị trí gần như liên quan.

Để có được các mẫu đơn xin việc chuẩn. Các bạn có thể tải mẫu đơn xin việc của Careerlink.vn . Vì đây là website nhân sự với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, chia sẻ cho các ứng viên tìm việc những mẫu đơn xin việc file word dễ hiểu, chuyên nghiệp

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm Dàn ý viết một đơn xin việc online được Website Tinh Hoa lên ý tưởng giúp người tìm việc có thể tự viết một đơn xin việc hoàn hảo

Nhiều nhà tuyển dụng tin rằng cách đánh giá ứng viên bằng cách theo dõi đơn xin việc hay CV của họ hầu như không có mấy hiệu quả. Bởi vì bạn không thể biết được rằng liệu con số hồ sơ được gửi đi trên các trang tuyển dụng tìm việc làm cụ thể là bao nhiêu đâu!

Chính vì thế, bạn cần phải làm sao cho hồ sơ xin việc của mình trông thật bắt mắt và thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng. Đừng bao giờ làm lỡ mất cơ hội ngàn vàng để có được việc làm bằng những lỗi không đáng có.

Sau đây, chúng tôi liệt kê những sai lầm phổ biến trên các đơn xin việc và hướng dẫn bạn cách khắc phục:

Một hồ sơ tìm việc làm quá dài. 500 từ thường là mức tối thiểu cho một bài tiểu luận. Nhưng ở đây, bạn đang trình bày đơn xin việc chứ không phải là một thứ khác. Đối với các nhà tuyển dụng tiềm năng, 500 là quá dài và bạn chỉ đang làm phiền đến vốn thời gian ít ỏi của họ. Hãy làm cho mọi thứ trông thật đơn giản, gọn gàng với chỉ khoảng 250 từ. Bạn cần phải nhớ, những gì bạn cần đề cập trong đơn xin việc là những gì liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển. Loại bỏ những kỹ năng, thông tin không liên quan tới vị trí đó. Viết mọi thứ bằng những câu văn thật chân thành.

Sáo rỗng và cứng nhắc. Một câu văn được trình bày một cách máy móc sẽ làm cho đơn xin việc của bạn trông thật giả tạo, không thân thiện với người đọc. Hãy sử dụng ngôn ngữ trong văn viết hằng ngày, bỏ qua những chi tiết tô điểm rườm rà đi.

Thật thà quá không phải bao giờ cũng tốt. Đừng bao giờ viết những sở thích không có liên quan đến công ty, đặc biệt là những thứ dường như đối nghịch lại. Tốt hơn hết là bạn phải tìm hiểu rõ thông tin của công ty và cho họ thấy bạn biết được nhũng gì. Cho họ thấy sự chân thành và nhiệt tình nhưng không hề sáo rỗng.

Thiếu sự tự tin. Một khi tìm việc làm, bạn cần phải cho họ thấy quyết tâm của mình. Đừng bao giờ sử dụng những câu văn như “dường như”, “có lẽ”. Vì nếu bạn thậm chí không có đủ tự tin, làm thế nào để nhà tuyển dụng có thể thuê bạn làm việc cho họ.

Một đơn xin việc quá mang tính mục đích cá nhân. Nguyên tắc cần nhớ là hồ sơ xin việc không chỉ nói về bạn. Hiểu theo cách khác là đừng nên viết rằng khi làm việc tại một doanh nghiêp nào đó thì nó trở thành lợi thế cho bạn. Nhà tuyển dụng tự nhận biết điều đó. Để ghi thêm sự hài lòng của công ty, hãy viết rằng bạn có thể tận dụng lợi thế, tiềm năng phát triển của mình ở công ty đó như thế nào? Bạn sẽ có những đóng góp gì cho công việc kinh doanh?

Chủ đề không có liên quan. Nếu có quá nhiều thông tin chung chung hoặc không có liên quan gì mấy đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển, hãy lượt bỏ nó. Cũng đừng thêm vào những câu kiểu như “tôi sẽ làm việc chăm chỉ” . Vì điều này nghe chẳng có sức thuyết phục gì hết. Hãy chỉ nói về những kinh nghiệm thực sự khiến bạn tỏa sang ở công việc đó.

Quá nhiều thông tin về các chứng chỉ, bằng cấp. Bạn có lẽ tự hào vì bản thân đạt được nhiều thành tựu trong quá trình học tập. Tuy nhiên, hãy lọc ra những loại chứng chỉ không có tính ứng dụng trong vị trí này. Nói nhiều về bằng cấp khiến người khác cảm thấy bạn có phần hơi lố nếu không có các bằng chứng để chứng minh bạn sử dụng nó như thế nào trong công việc.

Bằng cách tránh những điều nêu trên, chúng tôi hy vọng bạn sẽ đạt được thành công trong quá trình xin việc làm.

Mẫu Viết Đơn Xin Nghỉ Việc Đơn Giản

Đơn giản là yếu tố cần thiết khi bạn thông báo rằng mình sẽ nghỉ việc. Đơn xin nghỉ việc không cần phải phức tạp hay cung cấp quá nhiều thông tin về lí do xin nghỉ và kế hoạch sắp tới của bạn. Đôi lúc, bạn thậm chí cũng không thật sự cần phải viết dòng cảm ơn cấp trên về khoảng thời gian làm việc tại công ty.

Tuy nhiên, bạn cần phải tôn trọng và lịch sự.

Chẳng có lí do gì để cạn tàu ráo máng, thậm chí khi bạn mong rằng sẽ không bao giờ phải nhìn thấy những người sắp trở thành cựu đồng nghiệp này nữa.

Bạn sẽ không bao giờ biết được khi nào mình có thể cần một lời giới thiệu, hoặc một đồng nghiệp cũ nào đó có quen biết với chỗ làm mới của bạn. Thật không khôn ngoan khi cho họ lí do để nói xấu về bạn với nhà tuyển dụng tương lai.

         Lí do viết đơn xin nghỉ việc

Vì sao phải viết đơn xin nghỉ việc? Một lá đơn xin nghỉ việc trang trọng sẽ xác nhận với phòng nhân sự công ty bạn rằng bạn sẽ nghỉ việc. Lá đơn đồng thời cung cấp cho cấp trên về thời gian bạn sẽ nghỉ và những thông tin khác họ có thể cần để hoàn tất quá trình chấm dứt hợp đồng làm việc của bạn với công ty. Cuối cùng, đây là một điểm nhấn cho sự chuyên nghiệp của bạn và cho phép bạn nghỉ việc mà không phải lo lắng mình có sai sót gì.

         Viết đơn ngắn và đơn giản

Một lá đơn xin nghỉ việc sẽ giúp bạn gạt đi những khó xử khi phải trò chuyện trực tiếp với cấp trên. Đơn của bạn không cần phải quá dài. Hãy xem mẫu tham khảo dưới đây về cách viết ngắn gọn và trình bày theo luận điểm. Những nội dung chính cần có trong đơn:

– Thông báo rằng bạn sẽ nghỉ việc.

– Ngày cuối cùng bạn sẽ làm việc.

Đồng thời, hoàn toàn hợp lí và lịch sự khi viết dòng cảm ơn về quãng thời gian bạn làm việc ở công ty và đề nghị sẽ hỗ trợ trong quá trình chuyển giao công việc.

Rất có thể lá đơn này sẽ được lưu giữ trong hồ sơ nhân viên của bạn ở công ty,và nhà tuyển dụng tương lai có thể sẽ hỏi đến.

Vì vậy, dù cho bạn có bất mãn với công việc, hãy kiềm chế những lời nói tiêu cực dành cho đồng nghiệp, cấp trên hoặc công ty. Bạn không cần cung cấp nhiều hơn thông tin về việc xin nghỉ và thời gian sẽ nghỉ của bạn.

         Mẫu đơn xin nghỉ việc tham khảo (không có dòng cảm ơn)

Hãy dùng mẫu này khi bạn muốn đơn giản là thông báo với cấp trên rằng bạn sẽ nghỉ việc và không muốn cảm ơn hay cung cấp thêm thông tin về lí do nghỉ:

[ Tên của bạn. ]

Địa chỉ:

Số điện thoại:

Địa chỉ thư điện tử:

Ngày viết đơn:

Chức vụ:

Bộ phận:

[ Tên của công ty. ]

Địa chỉ:

Kính gửi Ông/ Bà…,

Nay tôi viết đơn này, kính xin Ban giám đốc cho tôi được thôi việc [ vị trí ] thuộc [ bộ phận ] kể từ [ ngày tháng ].

Nếu tôi có thể hỗ trợ trong quá trình bàn giao công việc, xin hãy vui lòng cho tôi biết.

Kính đơn,

[ chữ kí của bạn ]

[ Họ tên đầy đủ của bạn ]

Mẫu đơn xin nghỉ việc tham khảo (có dòng cảm ơn)

Mặt khác, có thể bạn muốn nói lời cảm ơn – hoặc vì bạn thật lòng muốn vậy, hoặc vì bạn thấy mình cần phải cư xử đúng đắn. Viết dòng cảm ơn trong đơn xin nghỉ việc cũng là một chiến lược khôn ngoan cho những cơ hội việc làm sau này của bạn. Trong trường hợp này, hãy tham khảo mẫu sau:

[ Tên của bạn. ]

Địa chỉ:

Số điện thoại:

Địa chỉ thư điện tử:

Ngày viết đơn:

Chức vụ:

Bộ phận:

[ Tên của công ty. ]

Địa chỉ:

Kính gửi Ông/ Bà…,

Tôi đã quyết định nhận vị trí công việc tại công ty khác, vì vậy hôm nay tôi viết đơn này xin được nghỉ việc kể từ [ ngày tháng ].

Tôi thật sự lấy làm vinh dự được làm việc tại [ Tên của công ty ], và vô cùng cảm ơn Ban giám đốc công ty đã giúp đỡ và hướng dẫn trong những năm vừa qua. Nếu tôi có thể hỗ trợ trong quá trình bàn giao công việc, xin hãy vui lòng cho tôi biết.

Kính đơn,

[ chữ kí của bạn ]

[ Họ tên đầy đủ của bạn ]

Làm Thế Nào Để Viết Thư Xin Việc Hoàn Hảo

Viết đơn xin việc không phải là một nhiệm vụ dễ dàng đối với nhiều người tìm việc. Do đó, thư xin việc tìm việc làm của bạn phải là một bài viết mô tả thành tích của bạn và cách bạn sẽ giúp công ty thành công.

Thư xin việc sẽ chỉ ra rằng bạn là người phù hợp nhất với công ty và để nhà tuyển dụng tin rằng bạn có trình độ chuyên môn mà họ tìm kiếm. Nếu bạn muốn cuộc phỏng vấn với thư xin việc có vẻ mơ hồ và lang mang thì nên nhấn mạnh tại sao bạn phù hợp nhất và làm thế nào giúp công ty hoặc tổ chức đạt được thành công.

Thư xin việc là cơ hội để bạn không chỉ thể hiện rằng bạn có chuyên môn và kiến ​​thức cần thiết để thực hiện tốt công việc mà còn là người bạn đam mê với nghề nghiệp. Đối với nhiều người, mặc dù, đó là một nhiệm vụ khó khăn. Với rất nhiều thông tin muốn gởi đến nhà tuyển dung. Bạn không biết bắt đầu từ đâu.

Tuy nhiên, khi ở đoạn cuối của đơn xin việc. Bạn rất dễ rơi vào thế bị động. Ví dụ, nếu bạn nói “Tôi mong nhận được tin bạn”, đó là điều tuyệt vời – nhưng chỉ điều đó thôi thì chưa đủ để đi đến ký kết hợp đồng.

Đoạn kết thúc thư xin việc của bạn phải là một trong những yếu tố mạnh nhất bởi vì đó là ấn tượng cuối cùng bạn để lại trong tâm trí nhà tuyển dụng

Dưới đây là năm mẫu câu để đưa vào đoạn cuối của thư xin việc của bạn sẽ giúp bạn được ký hợp đồng cuộc phỏng vấn tiếp theo.

Tôi rất hào hứng khi tìm hiểu về cơ hội vị trí này và chia sẻ bạn phù hợp với công ty như ththế nào?

Thể hiện sự tự tin của bạn. Bạn muốn người đọc có ấn tượng rằng bạn thực sự đam mê vị trí đó và làm việc cho công ty của họ. Sự tuyên bố này cũng sẽ minh họa khả năng của bạn phù hợp với văn hóa công ty và tính cách và đạo đức làm việc của bạn chính xác là những gì họ đang tìm kiếm.

Tôi tin rằng đây là một vị trí mà niềm đam mê của tôi đối với ngành này sẽ phát triển vì những cơ hội XYZ mà bạn cung cấp cho nhân viên của mình.

Luôn luôn là một ý tưởng tốt để giải thích những gì bạn cho là hấp dẫn khi làm việc cho công ty và cách bạn muốn đóng góp thêm cho công ty. Bằng cách này, bạn có thể minh họa mức độ suy nghĩ của bạn dành cho vị trí ứng tuyển và mức độ bạn quan tâm khi trở thành một phần của công ty.

Nếu tôi được nhận làm việc vị trí này, tôi sẽ sẵn sàng làm việc chăm chỉ và giúp Công ty XYZ thành công vượt quá mong đợi của mình.

Bằng cách thêm phần này vào phần kết thư, bạn sẽ có thể thể hiện sự hào hứng và phấn khích vào đơn xin việc của bạn. Người đọc sẽ bị thu hút bởi sự nhiệt tình của bạn.

Các nhà tuyển dụng tìm kiếm các ứng viên tìm việc làm đã chuẩn bị cho vị trí này và dễ dàng đào tạo. Do đó, câu này chắc chắn sẽ gây ra một vài sự tò mò và nhà tuyển dụng sẽ muốn khám phá những gì bạn đáp ứng cho công ty của họ.

Tôi sẽ rất trân trọng cơ hội gặp gỡ bạn để thảo luận về chuyên môn của tôi sẽ có ích như thế nào đối với thành công của tổ chức bạn.

Hãy nhớ rằng, bạn phải bày tỏ rõ ràng trong thư xin việc của bạn như thế để nhà tuyển dụng cảm thấy được hưởng lợi từ kinh nghiệm và trình độ của bạn. Bạn cũng muốn thể hiện mục tiêu là giúp tổ chức thành công như thế nào chứ không phải vị trí sẽ đóng góp cho thành công cá nhân của bạn như thế nào.

Tôi sẽ gọi cho bạn vào thứ ba tới để theo dõi ứng tuyển của tôi và sắp xếp một cuộc phỏng vấn.

Phần quan trọng nhất trong việc kết thúc của bạn là “lời kêu gọi hành động” của bạn. Hãy nhớ rằng, mục tiêu của thư xin việc của bạn là đến một cuộc phỏng vấn. Đừng kết thúc thư xin việc của bạn nói rằng bạn sẽ hy vọng được liên lạc. Hãy nêu rõ ràng cho nhà tuyển dụng ngày chính xác và cách bạn sẽ liên lạc với họ.

Khi bạn tuyên bố bạn sẽ làm theo chỉ thị của nhà tuyển dụng, hãy chắc chắn rằng bạn làm điều đó! Hãy nhớ rằng, phần kết thúc thư xin việc là yếu tố quan trọng nhất sẽ giúp bạn có cuộc phỏng vấn tiếp theo.

Bằng cách viết một đoạn kết cho thư xin việc, thể hiện tự tin và nhiệt tình, bạn sẽ khiến người đọc cảm thấy như bạn có thể là ứng cử viên tìm việc làm tốt nhất cho vị trí này.

Còn bây giờ hãy bắt đầu chuẩn bị thư xin việc thật tốt để ghi điểm cho công việc mơ ước của bạn sắp tới nào!

Những Lỗi Cần Tránh Trong Đơn Xin Việc

NTrong phần lớn thời gian, khi soạn đơn xin việc cho quá trình tìm việc làm, chúng ta cần phải thẳng thắn. Dù vậy, có những lỗi trong đơn xin việc có thể khiến bạn đánh mất cơ hội tỏa sáng. Tìm việc làm là một cuộc thi đấu thật sự, vì vậy bạn cần phải đảm bảo đơn xin việc của mình, cả hồ sơ giấy và trực tuyến, được đầu tư càng nhiều càng tốt.

Hãy dành thời gian cẩn thận hoàn thành từng đơn xin việc để chắc chắn thông tin bạn điền, thời gian và mô tả công việc, là chính xác, và không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp.

Vài lỗi phổ biến cần tránh

Ÿ Xem lướt qua phần hướng dẫn và bỏ sót yêu cầu thật sự của từng câu hỏi trong đơn xin việc. Hãy đọc cẩn thận và đừng vội vã. Dù sao thì đâu có ai lại muốn tuyển nhân viên không tuân theo những hướng dẫn.

Ÿ Viết “xem trong tài liệu đính kèm” để tránh điền lại thông tin trong đơn xin việc. Nhiều nhà tuyển dụng chỉ chủ yếu xem mỗi đơn xin việc, nên bạn cần điền đầy đủ tất cả chỗ trống dù phải lặp lại thông tin trong CV đính kèm.

Ÿ Mô tả chung chung về kĩ năng và kinh nghiệm của bạn. Thay vào đó, hãy làm nổi bật những kĩ năng và kinh nghiệm phù hợp nhất với công việc bạn đang nhắm đến.

Ÿ Nói khống hoặc nói quá về năng lực chuyên môn của bạn. Không thành thật và những thông tin sai sự thật là cơ sở cho việc bị loại ngay lập tức, vì vậy hãy tránh sáng tác thêm cho những thông tin của mình.

Ÿ Ứng tuyển công việc bạn không đủ năng lực phù hợp. Nếu vị trí yêu cầu bằng cấp cao hoặc số năm kinh nghiệm mà bạn không có đủ, thì đừng lãng phí thời gian của mình và của cả nhà tuyển dụng.

Ÿ Nộp đơn xin việc cho nhầm người hoặc nhầm phòng ban. Hãy đảm bảo nộp trực tiếp hồ sơ xin việc đến cá nhân hoặc bộ phận được nêu trong tin tức tuyển dụng.

Ÿ Lỗi chính tả hoặc ngữ pháp. Hãy sử dụng chức năng kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp của Word. Hãy đặt ngón tay dò kĩ từng từ để đảm bảo mình viết đúng. Hãy đọc to thành tiếng lá đơn xin việc của bạn để kiểm tra lỗi ngữ pháp, và khi nào có thể, hãy nhờ thêm người nào đó kiểm tra hộ bạn trước khi nộp đơn.

Ÿ Viết mô tả không nêu những thành tựu. Mặc dù bạn đang viết mục Mô tả lịch sử làm việc, nhưng hãy xem phần đó như là mô tả những đóng góp, thành quả bạn đạt được trong công việc, chứ không phải chỉ liệt kê những chức vụ bạn từng đảm nhận.

Ÿ Thiếu giải thích về khoảng thời gian nghỉ việc. Nếu bạn có lí do hợp pháp cho khoảng thời gian nghỉ việc, thì hãy tìm cách trình bày, ví dụ như “Tôi nghỉ việc để chăm sóc cho đứa con mới sinh” hoặc “để chăm sóc cha/ mẹ mắc bệnh nan y”.

Ÿ Sử dụng địa chỉ thư điện tử không chuyên nghiệp. Hãy tạo một tài khoản riêng chỉ dùng cho công việc và tránh thiếu chuyên nghiệp như [email protected].

         Bí quyết viết đơn xin việc

Một cách hữu ích là hãy liệt kê thời gian và mô tả về trình độ học vấn và lịch sử làm việc của bạn theo trật tự thời gian. Khi bạn viết đơn xin việc, bạn có thể xem danh sách của mình và đảm bảo cung cấp thông tin chính xác và hoàn chỉnh cho từng nhà tuyển dụng.

Nếu bạn gửi kèm CV, thì bạn nên thiết kế CV phù hợp riêng từng vị trí mình ứng tuyển và làm nổi bật những kinh nghiệm phù hợp nhất. Làm như vậy có thể sẽ khác với danh sách theo trình tự thời gian mà bạn soạn ban đầu, vì vậy bạn cần cung cấp thêm giấy tờ, chứng chỉ,… hỗ trợ để tạo nên bức tranh hoàn chỉnh về năng lực chuyên môn của mình.

Trước khi nộp hồ sơ tìm việc làm, hãy đọc kĩ lại một lần nữa, kiểm tra lỗi và đảm bảo bạn đã điền tất cả thông tin hoàn chỉnh và phù hợp.

         Cung cấp thêm giấy tờ hỗ trợ

Điều quan trọng là hãy chú ý đến nội dung chi tiết trong yêu cầu tuyển dụng. Đôi khi, bên cạnh đơn xin việc, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn nộp kèm CV, danh sách người tham khảo, bản sao bằng cấp, chứng chỉ liên quan,…

Để tìm việc làm thành công, hãy chắc chắn gửi đủ tất cả giấy tờ được yêu cầu. Nếu bạn không làm theo hướng dẫn ứng tuyển, thì bạn sẽ dễ dàng bị loại ngay từ đầu.

Làm Thế Nào Để Đơn Xin Nghỉ Phép Được Chấp Thuận

Đối với các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt với những dự án lớn và quan trọng, họ luôn mong muốn nhân viên của mình luôn phải làm việc theo quá trình và đưa ra thời hạn để đảm bảo khối lượng và mục tiêu công việc được hoàn thành đúng tiến độ. Vì vậy, việc viết đơn xin nghỉ phép vì bất kỳ lý do gì, cũng nên luôn nằm trong tầm kiểm soát và điều hướng kịp thời của nhà quản lý.

Vì sao phải viết đơn xin nghỉ phép?

Xin nghỉ phép là một trong những quyền lợi cơ bản nhất của một người lao động trong chính sách quyền và nghĩa vụ người sử dụng lao động và người lao động.

Ví dụ như họ sử dụng ngày nghỉ phép của mình để giải quyết những vấn đề cá nhân như khám sức khỏe, gia đình có người bị bệnh, đi du lịch, bị ốm,… Tùy vào từng hoàn cảnh, chúng ta sẽ sử dụng những mẫu đơn xin nghỉ phép khác nhau.

Gần đây nhất, để chuẩn bị trước Tết 2019 nhiều người có mong muốn được nghỉ phép sớm để về quê chuẩn bị cho gia đình hoặc vì tình huống không tránh khỏi trong dịp cận Tết là hết vé các phương tiện như vé tàu, vé xe, vé máy bay hoặc không thể mua đúng ngày, đúng chuyến.

Đơn xin nghỉ phép bằng tiếng Anh viết thế nào?

Cũng tương tự như đơn xin nghỉ phép bằng tiếng Việt, nó sẽ bao gồm những thông tin cá nhân của người xin nghỉ phép.

Trong đó nên có một vài dòng nói rõ lí do xin nghỉ phép (tất nhiên phải là lí do chính đáng) để người quản lí có thể kịp thời nắm bắt được và điều phối người khác.

Đơn xin nghỉ phép là giấy tờ đảm bảo sự hợp lệ về việc nghỉ phép của các nhân viên trong bất cứ một doanh nghiệp nước ngoài nào.

Bên cạnh đó bạn cũng cần phải viết rõ khối lượng công việc mà mình đang đảm nhiệm như thế nào, có công việc nào cần ưu tiên hoàn thành gấp, và sẽ được bàn giao lại cho ai?

Việc bạn phân công rõ ràng này sẽ giúp cho cấp trên của bạn hoặc người lãnh đạo trực tiếp có thể nắm rõ được tình hình công việc để điều chỉnh. Tất nhiên nó sẽ chỉ được dùng ở những doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam.

Những trường hợp ngoại lệ cần viết đơn xin nghỉ phép không lương

Trong quá trình làm việc thực tế, người lao động thường gặp phải rất nhiều trường hợp bắt buộc phải nghỉ làm như gia đình có việc riêng hay vì lí do sức khỏe, từ đó dẫn đến việc họ không còn ngày nghỉ phép (nghỉ làm nhưng vẫn hưởng lương) do trước đó đã xin nghỉ hết số ngày đáng được nghỉ phép theo quy định của pháp luật. Do đó họ bắt buộc phải viết đơn xin nghỉ không lương.

Ngoài những ngày nghỉ phép, căn cứ theo quy định của pháp luật thì người lao động sẽ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau: Kết hôn (3 ngày), con kết hôn (1 ngày), bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, bố mẹ vợ, vợ hoặc chồng, con mất (nghỉ 3 ngày).

Thỏa thuận xong, người lao động và người sử dụng lao động sẽ căn cứ vào tính chất công việc để đưa ra thời gian nghỉ không hưởng lương phù hợp nhất có thể.

Làm thế nào để đơn xin nghỉ phép không lương của bạn được sếp duyệt

Bạn sẽ có thể tự hỏi rằng tại sao chúng ta lại phải nêu rõ lý do nghỉ phép của mình? Và nó sẽ cần những nội dung như thế nào?

Tuy đơn xin nghỉ phép không lương rất đơn giản nhưng không phải người nào cũng biết cách trình bày. Để dễ dàng được nhà lãnh đạo xét duyệt, thì trước hết nó phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung sau:

  • Phần mở đầu sẽ là quốc hiệu, tiêu ngữ luôn luôn được trình bày giữa dòng một cách trang trọng và đầy đủ.
  • Xuống dòng là phần Tiêu đề :” Đơn xin nghỉ phép không lương”.
  • Tiếp đến là thông tin Người nhận: Ở mục này, bạn nên điền thông tin người nhận và duyệt đơn của bạn, hay người quản lí trực tiếp của bạn.
  • Thông tin người làm đơn xin nghỉ phép bao gồm: Họ và tên, Mã nhân viên (nếu có), chức vụ, số điện thoại của nhân viên đó để liên hệ.
  • Thời gian xin nghỉ phép không lương: Phải ghi rõ mình nghỉ bao lâu, bắt đầu nghỉ là khi nào, và thời gian bắt đầu tiếp công việc là khi nào để nhà quản lý có thể kịp thời tiếp nhận để điều phối công việc.
  • Lí do xin nghỉ phép không lương phải chính đáng, thật hợp lý và đúng thực tế để nhà quản lý đồng ý cho bạn nghỉ.
  • Nội dung, người nhận bàn giao công việc, đã bàn giao công việc gì…
  • Thời gian làm đơn: Ngày tháng năm
  • Kí và ghi rõ họ tên người làm đơn.

Những Lưu Ý Khi Viết Đơn Xin Nghỉ Việc Qua Email

Nếu bạn đang có ý định nghỉ việc thì cách tốt nhất là trình bày vấn đề trực tiếp và sau đó viết một đơn xin nghỉ việc gửi tới sếp của bạn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp công ty yêu cầu bạn gửi thư xin nghỉ việc qua email, chẳng hạn khi bạn gặp một trường hợp khẩn cấp đột xuất phát sinh trong gia đình và phải thông báo với người sử dụng lao động rằng bạn không thể tiếp tục làm việc tại công ty.

Khi điều đó xảy ra, bạn cần xử lý một cách chuyên nghiệp và lịch sự, thông báo cho người có thẩm quyền về ý định xin nghỉ việc sao cho không ảnh hưởng đến công việc mà vẫn giữ được mối quan hệ và liên lạc với nơi làm việc hiện tại.

Thường thì cách tốt nhất để xin nghỉ việc là trình bày trực tiếp với lãnh đạo công ty hoặc gọi điện thoại để trình bày vấn đề. Tuy nhiên, nếu bạn phải xin nghỉ việc qua email thì cần tham khảo những điều dưới đây để xin nghỉ việc đúng cách.

Gửi email cho sếp của bạn: Bạn cần gửi email trực tiếp đến sếp, đồng thời cũng cần gửi cho bộ phận nhân sự công ty để họ được biết và giải quyết thủ tục thôi việc cho bạn.

Hãy thông báo trước ít nhất 15 ngày: Nếu có thể, hãy chủ động thông báo trước cho người sử dụng lao động về ý định nghỉ việc của bạn trước ít nhất 15-30 ngày để họ có thể có kế hoạch sắp xếp và bố trí công việc. Nếu không thể thông báo vào khoảng thời gian đó, hãy thông báo cho nhà tuyển dụng càng sớm càng tốt, điều này sẽ giúp bạn duy trì mối quan hệ tốt với người sếp cũ và thể hiện bạn là người có trách nhiệm.

Hãy sẵn sàng mọi thứ để rời khỏi nơi làm việc: Ngay cả khi bạn đã đưa ra thông trước một khoảng thời gian, người sử dụng lao động vẫn có thể quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với bạn ngay khi nhận được đơn xin nghỉ việc. Vì vậy, hãy chuẩn bị tâm thế, dọn dẹp chỗ làm việc và đóng gói các vật dụng cá nhân của bạn trước khi bạn gửi đơn.

Nêu rõ thời gian sẽ chính thức nghỉ việc: Trong đơn xin nghỉ việc, hãy nêu rõ ngày tháng bạn dự định rời khỏi công ty. Điều này sẽ cung cấp cho người sử dụng lao động thông tin rõ ràng về thời gian để họ chủ động bố trí người thay thế.

Không cần nêu lý do quá chi tiết: Bạn không cần phải cung cấp quá chi tiết về lý do tại sao bạn quyết định nghỉ việc cũng như những gì bạn sẽ làm tiếp theo. Hãy nêu lý do một cách ngắn gọn hợp lý.

Bày tỏ sự biết ơn: Đây là một cơ hội tốt để bày tỏ lòng biết ơn của bạn qua những năm tháng bạn đã làm việc tại công ty. Nếu bạn có điều gì đó không hài lòng với công ty thì đừng phàn nàn hoặc nói bất cứ điều gì tiêu cực trong đơn xin nghỉ việc của mình. Bạn cần duy trì mối quan hệ tốt với người sử dụng lao động cũ vì bạn có thể cần sự giúp đỡ của họ khi xin công việc mới trong tương lai.

Thắc mắc những vấn đề về quyền lợi: Trong thư xin nghỉ việc qua email, bạn có thể hỏi về những khoản lợi ích bạn được quyền nhận, chẳng hạn như khi nào bạn sẽ nhận được tiền lương của mình, các chế độ khác sẽ được thanh toán ra sao. Bộ phận nhân sự sẽ có thể giải đáp những thắc mắc này cho bạn.

Những Công Việc Nên Và Không Nên Nêu Trong Đơn Xin Việc

Bạn có cần trình bày tất cả công việc mình từng làm trong đơn xin việc? Phải làm sao nếu không đủ chỗ để liệt kê tất cả? Hoặc khi vài công việc cũ không phù hợp với kế hoạch tìm việc làm hiện tại của bạn?

Khi bạn tạo đơn xin việc online, bạn có thể liệt kê không giới hạn công việc cũ, nhưng cũng có khi bạn chỉ cần trình bày một số lượng nhất định. Điều quan trọng nhất là : chất lượng hay số lượng?

         Những công việc nên nêu trong đơn xin việc

Có những lí do mang tính chiến lược khi nêu hoặc không nêu những công việc cũ nhất định. Theo hướng dẫn chung, bạn nên tập trung vào việc sắp xếp trong cv lịch sử làm việc sao cho hỗ trợ tốt nhất vị trí cụ thể mà bạn đang muốn tìm việc làm.

Nếu bạn có một lịch sử các công việc dày đặc, thì có thể sẽ gây khó khăn cho người đọc CV của bạn.

Đồng thời, bạn lại có nhiều lựa chọn nên nêu công việc nào. Ứng viên có kinh nghiệm hạn chế sẽ không được tự do như vậy vì họ cần trình bày ít nhất vài dẫn chứng trong công việc trước.

Số lượng công việc liêt kê trong đơn xin việc thể hiện chuyên môn của bạn, nhưng sau đây là vài gợi ý giúp bạn quyết định cách trình bày lịch sử làm việc độc đáo của mình trong đơn xin việc.

         Đọc hướng dẫn cẩn thận

Hãy tìm kiếm những yêu cầu của nhà tuyển dụng như “nêu tất cả công việc trong quá khứ”. Trong trường hợp này, bạn cần phải làm theo hướng dẫn và nêu tất cả vị trí mình từng đảm nhận. Nếu bạn bỏ bớt công việc, đặc biệt là những công việc gần đây của mình, thì rất có thể đơn của bạn sẽ bị loại.

Trong trường hợp bạn có nhiều công việc rất lâu về trước và không phù hợp với mục tiêu tìm việc làm hiện tại của mình, thì bạn có thể tóm tắt chung giai đoạn làm việc đó. Ví dụ với những công việc vào 10-15 năm trước, bạn có thể viết “Từng làm việc trong nhiều vị trí của bộ phận dịch vụ bán lẻ từ 1990-1995 – sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết nếu có yêu cầu”.

         Liệt kê tất cả vị trí trong khoảng thời gian nhất định

Vài nhà tuyển dụng yêu cầu bạn trình bày tất cả công việc mình làm trong khoảng thời gian cụ thể, như trong 5 hoặc 10 năm trước. Trong trường hợp này, bạn nên làm theo yêu cầu và đảm bảo thể hiện những kiến thức và kĩ năng quan trọng mình đã tích lũy và đóng góp trong khoảng thời gian đó.

Nếu bạn bỏ bớt những công việc nằm ngoài khoảng thời gian được yêu cầu hoặc những vị trí không phù hợp với kế hoạch tìm việc làm hiện tại của mình, thì bạn có thể viết “Những điểm nổi bật trong lịch sử làm việc đã được trình bày ở trên. Sẽ cung cấp phần thông tin đầy đủ nếu có yêu cầu” nếu trong đơn xin việc trực tuyến có chỗ viết ghi chú hoặc thông tin thêm.

         Hãy ngắn gọn

Hãy ngắn gọn khi mô tả những công việc không phù hợp mà bạn buộc phải nêu vào, hoặc những công việc đã rất lâu trong quá khứ. Thay vì trình bày chi tiết những trọng trách không ấn tượng, hãy làm nổi bật những lần được thăng chức, được khen thưởng hoặc những thành công chủ chốt. Như thế, dù công việc không thích hợp, ít nhất bạn vẫn thể hiện được tiềm năng ứng viên của mình.

         Lựa chọn công việc nào nên làm

Nếu không có yêu cầu nêu toàn bộ lịch sử làm việc, thì bạn hãy giới hạn chỉ với số lượng những công việc phù hợp nhất với vị trí mình đang ứng tuyển. Tuy nhiên, hãy chắc chắn mình không tạo nên những khoảng thời gian nghỉ việc trong quá trình làm việc.

         Bạn có thể liệt kê những công việc thiện nguyện

Những ứng viên có số lượng kinh nghiệm hạn chế nên thử kết hợp với các vị trí làm tình nguyện viên và tham gia hoạt động ngoại khóa. Nếu không có mục riêng cho kinh nghiệm làm tình nguyện hoặc các hoạt động khác, thì bạn có thể trình bày chung trong phần lịch sử làm việc. Hãy nêu rõ chức vụ của bạn trong những vị trí đó để phân biệt giữa công việc có lương và hoạt động tình nguyện.

         Đừng tạo những khoảng thời gian nghỉ việc trong quá trình làm việc

Vài ứng viên không muốn nêu những công việc ít ấn tượng, nhưng lại vô tình tạo nên những khoảng thời gian trống không làm việc. Trong tình huống này, một giải pháp là hãy bỏ những công việc mình không muốn nêu, và bổ sung thông tin hoặc lời giải thích.

Cách này sẽ giúp đơn của bạn trông hợp lí, đặc biệt là nếu bạn có những lí do thuyết phục như tham gia khóa học, nuôi dưỡng con cái hoặc chăm sóc thành viên trong gia đình. Hãy nhớ rằng đơn xin việc là nơi để bạn giải thích những gián đoạn trong quá trình làm việc của mình.

         Hãy thành thật

Điều quan trọng là hãy thành thật cung cấp chi tiết các công việc từng làm của bạn. Nếu bạn có thể liên kết kinh nghiệm của mình với yêu cầu tuyển dụng, thì bạn có cơ hội được tuyển rất cao.

Tuy nhiên, quan trọng hơn nữa là phải trình bày đơn xin việc một cách thành thật. Khi bạn kí tên vào đơn xin việc, bạn đang xác nhận những thông tin mình cung cấp là chính xác và trung thực. Nhà tuyển dụng có thể và sẽ xác nhận lại những thông tin đó. Nếu bạn không thành thật, bạn có thể sẽ mất việc, hoặc vào lúc này hoặc trên con đường tìm việc làm trong tương lai.

Cách Viết Một Đơn Xin Nghỉ Phép Cơ Bản

Khi bạn muốn nghỉ phép vì một lý do nào đó, bạn cần viết thư xin nghỉ phép gửi tới người sử dụng lao động. Đơn xin nghỉ phép là một văn bản trình bày mong muốn của bạn và là cơ sở để người sử dụng lao động chấp thuận cho bạn nghỉ phép. Nó có thể được phê duyệt hoặc từ chối tùy thuộc vào lý do của bạn.

Mặc dù việc gặp mặt trình bày trực tiếp với sếp của bạn về lý do xin nghỉ phép có thể đã đủ nhưng viết một đơn xin nghỉ phép và gửi tới họ sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp của bạn và văn bản đó cũng sẽ là bằng chứng chắc chắn cho sự vắng mặt của bạn.

Yêu cầu xin nghỉ phép của bạn có thể được thông qua hoặc không được chấp thuận, điều đó còn tùy thuộc vào lý do xin nghỉ phép của bạn. Viết một thư xin nghỉ phép chuẩn với lý do thuyết phục sẽ giúp bạn có thể nhận được phản hồi tích cực cao hơn. Lưu ý về phần lý do và thời gian nghỉ phép cần được trình bày một cách chính xác.

• Trước hết, bạn phải lịch sự và chân thành khi thể hiện mong muốn được nghỉ phép của bạn trong đơn.

• Sử dụng giọng điệu trang trọng khi viết đơn.

• Bạn phải nêu lý do một cách hợp tình hợp lý về việc xin nghỉ phép của mình.

• Bạn cũng phải nêu rõ thời gian dự định mà bạn vắng mặt tại công ty để không gây ra bất kỳ sự ảnh hưởng gì đến công việc khi bạn nghỉ phép.

• Khi bạn hoàn chỉnh đơn, hãy kiểm tra lại toàn bộ để tránh các lỗi chính tả và ngữ pháp.

Mở đầu một đơn xin nghỉ phép cần có phần quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn được viết chữ in hoa bôi đậm, các phần còn lại, bạn có thể tham khảo nội dung đơn nghỉ phép cơ bản thường được sử dụng dưới đây:

Kính gửi:

– Ban giám đốc Công ty TNHH ABC

– Trưởng phòng Tổ chức Hành chính

– Trưởng bộ phận……………………………

Tên tôi là: ………………………………………….

Năm sinh: …………………………………………

Địa chỉ liên hệ: ……………………………………

Điện thoại: ………………………………………..

Đơn vị công tác: ………….. Chức vụ: …………….

Nay tôi làm đơn này xin đề nghị Ban lãnh đạo Công ty TNHH ABC cho tôi được nghỉ phép … ngày, từ ngày … đến ngày …

Lý do: …………………………………………….

Tôi đã bàn giao công việc trong thời gian nghỉ phép lại cho ông (bà): …………………… là đồng nghiệp của tôi. Ông(bà): …………………………… sẽ thay thế tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao theo quy định. Tôi xin hứa sẽ cập nhật đầy đủ nội dung công tác trong thời gian vắng và trở lại làm việc, tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ sau khi kết thúc thời gian nghỉ. Kính mong bạn lãnh đạo công ty xem xét chấp thuận cho tôi được nghỉ phép.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cuối đơn là phần ngày tháng làm đơn, ký tên của người làm đơn và phần phê duyệt của các bộ phận liên quan. 

Viết thư xin nghỉ việc qua Email

Đơn xin nghỉ phép được coi là một phương thức giao tiếp để bạn trình bày mong muốn được nghỉ phép với người sử dụng lao động vì bất kỳ lý do gì.

Tùy thuộc vào cách làm việc của mỗi công ty, họ có thể yêu cầu nhân viên viết thư xin nghỉ phép bằng văn bản và gửi đến các bộ phận liên quan cùng với việc trình bày trực tiếp bằng lời nói hoặc bạn chỉ cần viết đơn xin nghỉ phép gửi qua email.

Khi đó, bạn cũng cần gửi chúng đến tất cả các bộ phận liên quan để họ nắm được và chủ động trong công việc.