Nỗ lực ảo là gì? Làm sao để tránh tình trạng nỗ lực ảo
Nỗ lực ảo là gì? Nghe có vẻ mơ hồ nhưng rất nhiều người gặp phải tình trạng này. Nếu bạn đã từng đặt ra mục tiêu và dành nhiều thời gian để thực hiện, nhưng kết quả lại chẳng đi được đến đâu. Đây rất có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề “nỗ lực ảo”. Vậy cụ thể là như thế nào, cùng tìm hiểu thật chi tiết về nỗ lực ảo nhé!
Nỗ lực ảo là gì?
Nói một cách đơn giản, nỗ lực ảo là việc bạn nhận thức được vấn đề, hiểu được tầm quan trọng của công việc cần thực hiện. Bạn lên hàng tá những kế hoạch để học tập, làm việc, để phát triển bản thân nhưng không đạt được mục tiêu, hoặc bỏ dở giữa chừng. Thay vì tập trung làm những công việc đã vạch ra, bạn lại lưng chừng tập trung vào những việc khác, không còn đủ nhiệt huyết để làm. Do vậy mà không đạt được kết quả như mong muốn.
Đơn giản thế này, bạn có kế hoạch học tập và làm việc rõ ràng nhưng thành tích và sự phát triển gần như là không có. Điều này là do, những kế hoạch bạn đã vẽ ra nhưng không được thực hiện. Hoặc là chỉ thực hiện được thời gian đầu, sau đó không duy trì và cuối cùng là cho kế hoạch bị bỏ quên.
Nỗ lực ảo và những hậu quả của nó
Nếu để “nỗ lực ảo” thường xuyên tiếp diễn, bạn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và công việc. Cụ thể đó là:
– Bị ảo tưởng: Thường thì người nỗ lực ảo sẽ không nhận thức được vấn đề mình đang gặp phải. Họ vẫn luôn nghĩ mình đang nỗ lực, đang cố gắng vì mục tiêu, nhưng sự thật là họ đang mông lung với bản thân.
– Lãng phí thời gian và sức lực: Việc không tập trung vào những việc quan trọng sẽ làm chúng ta mất đi những khoảng thời gian quý giá và năng lượng của bản thân.
– Dễ rơi vào bế tắc: Rõ ràng vẫn làm việc, vẫn cố gắng nhưng không có kết quả sẽ khiến chúng ta dễ dàng rơi vào trạng thái bế tắc và mất dần động lực.
– Thường rơi vào stress và dễ ảnh hưởng đến tâm lý: Việc cứ dậm chân tại chỗ mặc dù đã làm việc chăm chỉ sẽ khiến bạn bị stress thường xuyên và có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm lý.
Bạn cần làm gì để tránh nỗ lực ảo?
Việc lập nên kế hoạch và được mục tiêu là điều không dễ dàng. Chính vì vậy, chúng ta cần có hoạch định rõ ràng, cụ thể và cố gắng nỗ lực hết mình trong suốt quá trình thực hiện để về đích thành công. Để không phải trải qua tình trạng nỗ lực ảo, bạn cần phải biết:
Đề ra mục tiêu có khả thi và rõ ràng
Hãy đề ra mục tiêu mà chúng ta có khả năng thực hiện được, có như vậy thì khả năng thành công sẽ cao hơn và hạn chế việc bỏ cuộc giữa chừng. Đặt mục tiêu quá lớn sẽ khiến cho bản thân dễ chán nản thì khó khăn trong quá trình thực hiện.
Phân tích chi tiết và thực hiện lập kế hoạch
Việc phân tích đúng và kỹ lưỡng mục tiêu là rất quan trọng vì nó quyết định đến kết quả cuối cùng. Từ mục tiêu lớn hãy chia nhỏ mục tiêu để thực hiện, xác định cái nào cần trước nào cần sau để ước tính thời gian, các công việc cần làm. Sau đó hãy sắp xếp chúng thành một bản kế hoạch hoàn chỉnh.
Thực hiện tốt từng giai đoạn
Hoàn thành tốt từng tiến trình sẽ dẫn đến kết quả thành công. Do đó, hãy tập trung vào quá trình thực hiện, đừng chỉ đặt tâm vào kết quả.
Khả năng đánh giá và điều chỉnh bất cập
Quá trình thực hiện bạn đừng chỉ chăm chăm nhìn vào kế hoạch mà thiếu đi sự linh hoạt, nhìn nhận và đánh giá. Những gì thiết kế trên lý thuyết sẽ có những sai sót nhất định khi thực hành. Do đó, nếu thấy bất kỳ giai đoạn nào có sự chán nản, không hiệu quả, hãy kiểm tra xem cách mà chúng ta đang thực hiện có đúng đắn không. Từ đó, đưa ra phương pháp xử lý tối ưu nhất.
Ngăn chặn sự trì hoãn
Nỗ lực ảo sẽ rất dễ được hình thành nếu công việc cứ liên tục bị gián đoạn. Do vậy, hãy tránh trì hoãn công việc. Thay vào đó, chúng ta cần phân chia từng giai đoạn, mục đích công việc một cách rõ ràng và cụ thể.
Tìm kiếm sự trợ giúp
Nếu cần thiết, bạn đừng ngại việc nhờ sự giúp đỡ từ người khác. Cùng với đó là sự học hỏi kinh nghiệm để xin những lời khuyên hữu ích từ những người đi trước.
Có thể bạn chưa nhận ra, nhưng nỗ lực ảo đang kìm hãm sự phát triển của chúng ta từng ngày, từng giờ. Nếu bạn cứ mãi dậm chân tại chỗ mà không có sự phát triển gì thì hãy nghiêm túc xem lại quá trình nỗ lực của mình đã đúng chưa. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về nỗ lực ảo và có cách khắc phục hiệu quả nếu bản thân đang gặp phải tình trạng này.