Nỗ lực ảo là gì? Làm sao để tránh tình trạng nỗ lực ảo

Nỗ lực ảo là gì? Nghe có vẻ mơ hồ nhưng rất nhiều người gặp phải tình trạng này. Nếu bạn đã từng đặt ra mục tiêu và dành nhiều thời gian để thực hiện, nhưng kết quả lại chẳng đi được đến đâu. Đây rất có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề “nỗ lực ảo”. Vậy cụ thể là như thế nào, cùng tìm hiểu thật chi tiết về nỗ lực ảo nhé!

Nỗ lực ảo là gì?

Nói một cách đơn giản, nỗ lực ảo là việc bạn nhận thức được vấn đề, hiểu được tầm quan trọng của công việc cần thực hiện. Bạn lên hàng tá những kế hoạch để học tập, làm việc, để phát triển bản thân nhưng không đạt được mục tiêu, hoặc bỏ dở giữa chừng. Thay vì tập trung làm những công việc đã vạch ra, bạn lại lưng chừng tập trung vào những việc khác, không còn đủ nhiệt huyết để làm. Do vậy mà không đạt được kết quả như mong muốn.

Đơn giản thế này, bạn có kế hoạch học tập và làm việc rõ ràng nhưng thành tích và sự phát triển gần như là không có. Điều này là do, những kế hoạch bạn đã vẽ ra nhưng không được thực hiện. Hoặc là chỉ thực hiện được thời gian đầu, sau đó không duy trì và cuối cùng là cho kế hoạch bị bỏ quên.

Nỗ lực ảo và những hậu quả của nó

Nếu để “nỗ lực ảo” thường xuyên tiếp diễn, bạn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và công việc. Cụ thể đó là:

– Bị ảo tưởng: Thường thì người nỗ lực ảo sẽ không nhận thức được vấn đề mình đang gặp phải. Họ vẫn luôn nghĩ mình đang nỗ lực, đang cố gắng vì mục tiêu, nhưng sự thật là họ đang mông lung với bản thân.

– Lãng phí thời gian và sức lực: Việc không tập trung vào những việc quan trọng sẽ làm chúng ta mất đi những khoảng thời gian quý giá và năng lượng của bản thân.

– Dễ rơi vào bế tắc: Rõ ràng vẫn làm việc, vẫn cố gắng nhưng không có kết quả sẽ khiến chúng ta dễ dàng rơi vào trạng thái bế tắc và mất dần động lực.

– Thường rơi vào stress và dễ ảnh hưởng đến tâm lý: Việc cứ dậm chân tại chỗ mặc dù đã làm việc chăm chỉ sẽ khiến bạn bị stress thường xuyên và có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm lý.

Bạn cần làm gì để tránh nỗ lực ảo?

Việc lập nên kế hoạch và được mục tiêu là điều không dễ dàng. Chính vì vậy, chúng ta cần có hoạch định rõ ràng, cụ thể và cố gắng nỗ lực hết mình trong suốt quá trình thực hiện để về đích thành công. Để không phải trải qua tình trạng nỗ lực ảo, bạn cần phải biết:

Đề ra mục tiêu có khả thi và rõ ràng

Hãy đề ra mục tiêu mà chúng ta có khả năng thực hiện được, có như vậy thì khả năng thành công sẽ cao hơn và hạn chế việc bỏ cuộc giữa chừng. Đặt mục tiêu quá lớn sẽ khiến cho bản thân dễ chán nản thì khó khăn trong quá trình thực hiện.

Phân tích chi tiết và thực hiện lập kế hoạch

Việc phân tích đúng và kỹ lưỡng mục tiêu là rất quan trọng vì nó quyết định đến kết quả cuối cùng. Từ mục tiêu lớn hãy chia nhỏ mục tiêu để thực hiện, xác định cái nào cần trước nào cần sau để ước tính thời gian, các công việc cần làm. Sau đó hãy sắp xếp chúng thành một bản kế hoạch hoàn chỉnh.

Thực hiện tốt từng giai đoạn

Hoàn thành tốt từng tiến trình sẽ dẫn đến kết quả thành công. Do đó, hãy tập trung vào quá trình thực hiện, đừng chỉ đặt tâm vào kết quả.

Khả năng đánh giá và điều chỉnh bất cập

Quá trình thực hiện bạn đừng chỉ chăm chăm nhìn vào kế hoạch mà thiếu đi sự linh hoạt, nhìn nhận và đánh giá. Những gì thiết kế trên lý thuyết sẽ có những sai sót nhất định khi thực hành. Do đó, nếu thấy bất kỳ giai đoạn nào có sự chán nản, không hiệu quả, hãy kiểm tra xem cách mà chúng ta đang thực hiện có đúng đắn không. Từ đó, đưa ra phương pháp xử lý tối ưu nhất.

Ngăn chặn sự trì hoãn

Nỗ lực ảo sẽ rất dễ được hình thành nếu công việc cứ liên tục bị gián đoạn. Do vậy, hãy tránh trì hoãn công việc. Thay vào đó, chúng ta cần phân chia từng giai đoạn, mục đích công việc một cách rõ ràng và cụ thể.

Tìm kiếm sự trợ giúp

Nếu cần thiết, bạn đừng ngại việc nhờ sự giúp đỡ từ người khác. Cùng với đó là sự học hỏi kinh nghiệm để xin những lời khuyên hữu ích từ những người đi trước.

Có thể bạn chưa nhận ra, nhưng nỗ lực ảo đang kìm hãm sự phát triển của chúng ta từng ngày, từng giờ. Nếu bạn cứ mãi dậm chân tại chỗ mà không có sự phát triển gì thì hãy nghiêm túc xem lại quá trình nỗ lực của mình đã đúng chưa. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về nỗ lực ảo và có cách khắc phục hiệu quả nếu bản thân đang gặp phải tình trạng này.

Back Pay là gì? Bạn nhận được Back Pay trong trường hợp nào?

Back Pay là thuật ngữ quan trọng mà người lao động cần biết để đảm bảo được nhận những quyền lợi thích đáng dành cho mình. Vậy Back Pay là gì? Để nhận được khoản tiền Back Pay cần có những yêu cầu gì? Cùng chúng tôi khám phá thuật chi tiết về khái niệm Back Pay nhé!

Tìm hiểu Back Pay là gì?

Có thể hiểu đơn giản, Back Pay là khoản chi phí chênh lệch mà người lao động nhận được bên cạnh số tiền lương chính thức mà họ nhận được. Khoản tiền này có thể đến từ một số trường hợp như khi bạn tăng ca làm thêm giờ, được cấp trên khen thưởng, được tăng lương, được phụ cấp… khi làm việc tại công ty.

Các doanh nghiệp tại Việt Nam, hình thức chi trả Back Pay cho nhân viên thường theo 2 hình thức. Đó là công ty trả lương bổ sung vào tiền lương tháng sau cho người lao động hoặc công ty sẽ thanh toán cho nhân viên riêng một khoản.

Nói một cách khác, Back pay là hình thức các doanh nghiệp dùng để khắc phục những sai sót trong quá trình chi trả tiền lương cho nhân viên. Các đối tượng như nhân viên làm theo hợp đồng, nhân viên chính thức, nhân viên thời vụ, nhân viên Freelancer đều là những đối tượng có thể hưởng được khoản tiền Back Pay này.

Như vậy, bạn có thể hiểu là, các công ty đến cuối tháng sẽ giữ lại một khoản tiền lương của nhân viên, sau đó họ sẽ thanh toán vào tháng tới cho nhân viên một khoản bù thêm vào tiền lương, đó gọi là Back Pay.

Ví dụ, Bạn đang làm việc tại công ty A. Sau khi nghỉ việc nhưng bạn vẫn chưa được khoản tiền mà mình được hưởng tương đương với thời gian làm việc tại công ty. Trường hợp này có thể nói công ty A đang nợ bạn một khoản tiền Back Pay mà bạn xứng đáng được nhận. Bạn hoàn toàn có thể nhờ vào sự can thiệp của luật pháp để nhận được khoản tiền này.

Back Pay được tính trong những trường hợp nào?

Với những chia sẻ Back Pay là gì ở trên, chắc hẳn bạn đã biết được tổng quan về khái niệm này. Để giúp bạn hiểu rõ hơn nữa đâu là những trường hợp sẽ nhận được khoản tiền Back Pay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những tình huống dưới đây!

Đột ngột bị sa thải

Đó là trường hợp vào một ngày nào đó, công ty ra quyết định cho bạn thôi việc với lý do rất “vô lý”. Lúc này, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu nhận Back Pay với những cống hiến và thời gian bạn đã làm việc tại công ty.

Thực tế, vẫn có nhiều công ty sử dụng chiêu này nhằm không trả lương cho nhân viên. Ai gặp phải tình trạng này nên nhờ sự can thiệp của pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho bản thân nhé!

Bạn được ký kết hợp đồng làm việc ở vị trí chính thức

Có thể bạn đang nhận được khoản hỗ trợ Back Pay này mà chưa hề biết đến. Điển hình nhất là việc bạn được ký hợp đồng chính thức sau thời gian thử việc hoặc làm thời vụ. Khi trở thành nhân viên chính thức, bên cạnh được hưởng 100% lương, bạn sẽ còn nhận được thêm nhiều khoản phụ cấp để hỗ trợ cho công việc và nâng cao sức khỏe , đời sống cho nhân viên.

Lương mà doanh nghiệp trả cho nhân viên thấp hơn quy định

Hiện nay vẫn có doanh nghiệp đang trả lương cho nhân viên thấp hơn mức quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu bạn thuộc đối tượng này, hãy yêu cầu công ty chi trả khoản Back Pay này cho bạn vì đây là quyền lợi chính đáng bạn có thể được nhận.

Sai quy định khi chấm dứt hợp đồng

Nếu bạn đang gặp phải trường hợp công ty yêu cầu chấm dứt hợp đồng nhưng trái pháp luật. Người lao động có quyền được hưởng khoản Back Pay theo quy định. Khoản này được tính từ ngày công ty chấm dứt hợp động cho đến thời gian yêu cầu cấp bồi thường.

Đây là những trường hợp mà người lao động được nhận khoản Back Pay. Nhưng để nhận được bạn cần phải chuẩn bị đủ các thủ tục, giấy tờ liên quan như bảng lương, hợp đồng lao động… nhé!

Hy vọng với thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã có thể giúp bạn hiểu được hết thuật ngữ Back Pay là gì. Nếu bạn đang là một trong các đối tượng được nhận Back Pay hãy cân nhắc tìm hiểu để nhận được khoản tiền xứng đáng với quá trình làm việc và cống hiến của mình.

Khu vực tuyển sinh là gì? Những quy định mới nhất

Trong giai đoạn tuyển sinh Đại học, khu vực tuyển sinh có lẽ là chủ đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các thí sinh thi tuyển. Cùng học tập và làm bài thi như nhau nhưng có bạn thì được cộng thêm điểm vào tổng điểm thi Đại học, còn bạn thì không? Sự khác biệt này đến từ khu vực tuyển sinh. Vậy khu vực tuyển sinh là gì? Cùng tìm câu trả lời nhé!

Tìm hiểu khu vực tuyển sinh là gì?

Có thể hiểu khu vực tuyển sinh là khu vực mà thí sinh được hưởng điểm ưu tiên khi thi vào Đại học. Khu vực tuyển sinh không chỉ mang ý nghĩa là khu vực ưu tiên mà còn được hiểu là khu vực tuyển sinh giới hạn phạm vi của một số trường trên cả nước theo vị trí địa lý. Những thí sinh nằm trong khu vực ưu tiên sẽ được cộng thêm điểm theo theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.

Theo luật định, khu vực tuyển sinh được chia thành 3 khu vực và được ký hiệu lần lượt là KV1, KV2 và KV3. Chúng được xác định dựa trên khu vực mà thí sinh đó theo học trong quá trình học trung học phổ thông hoặc trung cấp.

Những khu vực được ưu tiên cộng điểm tuyển sinh

Theo Bộ giáo dục và Đào tạo quy định mới nhất, khu vực ưu tiên và cách tính điểm theo khu vực ưu tiên được quy định có nội dung như sau:

–   KV1: Đây là khu vực được cộng số điểm là 0,75 thêm vào điểm thi Đại học. Số điểm này đã được giảm xuống 50%, so với trước đây là 1,5 điểm. Những nơi được xếp vào khu vực 1 sẽ bao gồm: Các khu vực thuộc vùng dân tộc thiểu số, hải đảo, miền núi, xã nghèo. Bên cạnh đó là các xã thuộc vùng hải đảo, biên giới, ven biển, các xã khó khăn đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

–   KV2: Theo quy định mới nhất, khu vực 2 được cộng thêm 0,25 điểm vào điểm thi Đại học, so với trước đây là 1 điểm. Những địa điểm thuộc khu vực 2 sẽ là các huyện ngoại thành hoặc các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh của thành phố trực thuộc trung ương.

–   Khu vực II – Nông thôn (KV2 – NT): Khu vực này sẽ được cộng 0,5 điểm, bao gồm các xã ở nông thôn không thuộc khu vực 1, khu vực 2 và khu vực 3.

–   Khu vực 3: Những nơi thuộc khu vực 3 sẽ không nằm trong đối tượng được cộng điểm ưu tiên, bao gồm các quận nội thành của các thành phố trực thuộc trung ương.

Tại sao những khu vực ưu tiên được cộng điểm thêm?

Mặc dù việc cộng điểm ưu tiên cho những khu vực ưu tiên là theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, nhưng vẫn có không ít người cảm thấy không công bằng khi những người thuộc đối tượng ưu tiên được cộng thêm điểm để đậu Đại học, còn họ thì không.

Nhưng theo quan điểm của chúng tôi thì điều này hoàn toàn hợp lý và công bằng. Những bạn trẻ ở những khu vực thiếu thốn điều kiện học tập, họ phải đội nắng mưa đến trường, không có nhiều cơ hội để tiếp cận với công nghệ thông tin. Thay vì được học tại các trung tâm, có gia sư kèm cặp như các bạn thành phố thì họ phải tự học là chính, thậm chí còn có thể vừa làm, vừa học để lo cho cuộc sống.

Như vậy có thể thấy, nếu con đường học tập của các khu vực khác được dễ dàng hơn thì những học sinh vùng núi, vùng khó khăn, vùng hải đảo… đặc biệt khó khăn. Vậy thử hỏi việc cộng thêm điểm ưu tiên cho thí sinh ở những khu vực này có xứng đáng không? Câu trả lời là có. Chúng ta nên nhìn nhận thực tế về những thiệt thòi của họ, và tạo động lực, cơ hội để họ có điều kiện học tập, vươn lên để thay đổi cuộc sống.

Chắc hẳn các bạn đã có được lời đáp thỏa đáng cho vấn đề khu vực tuyển sinh là gì. Đây là những khu vực được cộng điểm ưu tiên theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo để bù đắp những thiếu thốn về cơ sở vật chất và điều kiện học tập. Hy vọng bạn đã nắm được khu vực tuyển sinh cũng như xác định được những thông tin có liên quan khác.

Kỹ năng truyền thông là gì? 6 kỹ năng cần có của nghề truyền thông

Truyền thông là một nghề không còn quá xa lạ với thời đại phát triển như hiện nay. Vậy để làm tốt công việc truyền thông bạn cần có những kỹ năng gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ năng truyền thông là gì và những vấn đề xoay quanh đến chúng nhé!

Kỹ năng truyền thông là gì?

Nói về kỹ năng truyền thông ta có thể hiểu là khả năng để giúp chúng ta có thể lan tỏa, truyền tải và tương tác thông tin giữa nhiều người với nhau. Kỹ năng này sẽ dễ dàng mang đến những thông điệp, thông tin và giá trị hữu ích đến cho mọi người. Nhờ đó có thể thúc đẩy tư duy, hành vi của họ.

Kỹ năng truyền thông có vai trò quan trọng đối với mọi khía cạnh trong cuộc sống, tất nhiên có công việc. Chính vì vậy, ai cũng cần trau dồi cho mình kỹ năng này, đặc biệt là những người làm trong lĩnh vực truyền thông.

Kỹ năng truyền thông tốt sẽ giúp cho việc trao đổi, giao tiếp với nhau được hiệu quả hơn, mở rộng các mối quan hệ, nâng cao năng suất làm việc và góp phần giúp giải quyết các mâu thuẫn xung đột một cách dễ dàng hơn.

6 kỹ năng phải có nghề làm truyền thông

Kỹ năng giao tiếp

Có thể nói, giao tiếp là kỹ năng chính yếu của người làm truyền thông. Vì chính sự khéo léo trong giao tiếp sẽ giúp chúng ta dễ dàng kết nối , hiểu được tâm lý đối phương. Có như thế thì mới truyền tải được nội dung, thông điệp và làm hài lòng người đối diện.

Quan sát và lắng nghe là kỹ năng cần có

Việc lắng nghe và quan sát sẽ giúp chúng ta học được nhiều thứ hơn trong cuộc sống. Biết cách quan sát, tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm sẽ giúp nâng cao kiến thức và phát triển bản thân nhiều hơn nữa. Vì vậy, đây là kỹ năng cần thiết không chỉ riêng cho người làm truyền thông, mà ai cũng cần có.

Ngoại ngữ là một lợi thế lớn

Một yếu tố đặc biệt quan trọng khác đó là ngoại ngữ. Người làm truyền thông rất có thể sẽ phải làm việc, trao đổi với đối tác nước ngoài, nên việc trau dồi ngoại ngữ là buộc phải có. Việc thông thạo ngoại ngữ, còn giúp bạn có thể tra cứu tài liệu, cập nhật các xu hướng truyền thông mới trên thế giới.

Linh hoạt và nhạy bén

Linh hoạt, nhạy bén là yếu tố tiên quyết của người làm truyền thông. Kỹ năng này sẽ giúp bạn cập nhật thông tin nhanh hơn, đưa ra những thông tin mang tính sáng tạo và mới mẻ hơn.

Kỹ năng tổ chức và quản lý

Người làm truyền thông cần biết cách quản lý và tổ chức. Đơn giản nhất là cách chúng ta sắp xếp nội dung và trình bày, biết lên kế hoạch và định hướng cho những công việc sẽ triển khai. Trong ngành truyền thông, đặc thù công việc cần phải có kế hoạch, quản lý rõ ràng. Do vậy, bạn cần trang bị kỹ năng này nếu muốn làm tốt công việc.

Xử lý tốt các xung đột, mâu thuẫn

Cách xử lý khôn ngoan các xung đột, các sự cố phát sinh sẽ là một kỹ năng lớn giúp người làm truyền thông phát triển hơn nữa với nghề. Chắc chắn, trong quá trình làm việc sẽ có những sự việc không mong muốn, việc nắm bắt được vấn đề và giải quyết chúng êm đẹp sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua khó khăn.

Rèn kỹ năng truyền thông cần làm những gì?

Như đã chia sẻ, để làm tốt công việc truyền thông cần có nhiều kỹ năng. Để nâng cao kỹ năng, đòi hỏi bạn phải học hỏi và trau dồi bản thân từng ngày. Hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ sau đây:

– Quan sát và tiếp thu kiến thức từ những bậc tiền bối làm truyền thông trước. Đó có thể đồng nghiệp, là quản lý, là người đã có nhiều thành tích trong nghề.

– Học cách lắng nghe và thay đổi bản thân dưới sự góp ý của người khác. Mặc dù ai cũng sẽ có những quan điểm, sáng kiến riêng nhưng nếu nó không phù hợp và bị phản đối nhiều, bạn nên lắng nghe ý kiến và thay đổi.

– Hãy khảo sát người khác về cách làm truyền thông của bạn. Điều này sẽ là cách để bạn nhìn nhận lại bản thân, đâu là điểm mạnh điểm yếu để phát triển và khắc phục.

– Một vấn đề nhưng hãy truyền thông bằng nhiều cách khác nhau để xem đâu là phương pháp hiệu quả. Đừng chỉ làm theo một hướng nhất định, biết cách linh hoạt thay đổi sẽ giúp bạn làm truyền thông tốt hơn.

Với những thông tin chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ kỹ năng truyền thông là gì. Bên cạnh đó là những kỹ năng cũng như cách rèn luyện để làm tốt công việc truyền thông. Hy vọng những kiến thức này sẽ có ích cho công việc và học tập của bạn.

Tất niên là gì? Đặc trưng của 3 miền khi ăn tất niên

Tất niên là một bữa tiệc cuối năm được nhiều người, nhiều nhà, nhiều công ty, doanh nghiệp tổ chức nhằm tổng kết năm cũ. Đây cũng là dịp để mọi người ngồi lại cùng nhau, ăn uống, trò chuyện để chuẩn bị bước sang một năm mới. Cụ thể tất niên là gì, cũng như ý nghĩa và đặc trưng của các vùng miền có gì đặc biệt? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Khám phá tất niên là gì?

Tất niên được xem là một phong tục lâu năm của người Việt nhằm để ghi nhận những kết quả của năm cũ và chuẩn bị hành trang cho một năm mới sung túc hơn. Một cách đơn giản, tất niên được hiểu là kết thúc một năm.

Tất niên có thể là một bữa tiệc, một buổi liên hoan, một bữa ăn, một bữa gặp nhau chuyện trò dịp cuối năm. Buổi gặp này có sự góp mặt của người thân, bạn bè hoặc có thể là đồng nghiệp, anh em cơ quan…

Tiệc tất niên có thể được tính theo lịch âm hoặc cả lịch dương để tổ chức. Đối với Tết âm lịch thì bữa cúng tất niên sẽ trang trọng hơn, gia đình sẽ bày mâm cúng cúng tổ tiên, trời đất. Sau đó mới hạ thức ăn để người thân trong nhà và hàng xóm, khách mời cùng nhập tiệc.

Tổ chức tất niên mang ý nghĩa như thế nào?

Chắc hẳn bạn đã hiểu được tất niên là gì? Vậy chúng được tổ chức có ý nghĩa ra sao? Cùng chúng tôi nhìn lại những ý nghĩa của tất niên nhé!

Tổng kết hoạt động trong năm, tạo động lực cho năm mới

Cuối năm, mọi người sẽ thường tất bật với những buổi tiệc tân niên, đặc biệt là những người làm công việc văn phòng. Các công ty, xí nghiệp sẽ tổ chức tiệc tất niên nhằm tổng kết các hoạt động trong năm, ăn mừng cho những kết quả đạt được, tạm biệt những khó khăn trong năm cũ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ đưa ra phương hướng và mục tiêu của năm mới để mọi người cùng cố gắng thực hiện.

Bên cạnh đó, để tri ân những đóng góp của cán bộ nhân viên công ty, doanh nghiệp thường sẽ tổ chức vinh danh các cá nhân, đội nhóm xuất sắc, các chương trình rút thăm may mắn…

Quảng bá thương hiệu công ty đến bạn bè đối tác

Tiệc tất niên còn là dịp, là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, văn hóa công ty đối với khách hàng, đối tác. Bên cạnh đó là để quảng bá hình ảnh văn hóa nội bộ, gắn kết và tạo động lực cho các thành viên trong công ty.

Tăng sự kết nối, gắn kết giữa mọi người với nhau

Gặp nhau cuối năm sẽ là dịp để những người thân, gia đình, bạn bè hoặc các thành viên trong công ty có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, gắn kết và mở rộng mối quan hệ.

3 miền ăn tiệc tất niên có gì đặc trưng?

Tất niên miền Bắc

Người miền Bắc ăn tất niên phải có đủ 4 loại thức ăn gồm gà, xôi gấc, giò chả và thịt heo. Bên cạnh đó là các loại canh như canh bóng thả, miếng dong, giò heo hầm măng và mọc nấm thả. Hiện nay, đã có những biến tấu, một số gia đình có thể thêm một số món như gỏi, dưa muối, nem rán, gà tần…

Tất niên miền Nam

Mâm cúng tất niên miền Nam có thể chia thành hai loại là chay và mặn. Nếu là món mặn, trên mâm cúng thường có thịt kho trứng, canh khổ qua, một đĩa rau xào. Bên cạnh đó là một số món khác được thêm vào như nem chả, bánh chưng, thịt heo, thịt gà…

Tất niên miền Trung

Người miền Trung cúng tất niên thường có gà, heo, đồ xào, canh… Ngoài ra cũng có thể thêm một số món như giò chả, dưa món…

Ngoài những món ăn như đã chia sẻ thì trên mâm cúng cần có trái cây, hoa, tiền vàng mã, đèn cầy, trà nước… Sau khi cúng xong, người trong nhà và mời thêm bạn bè, hàng xóm, họ hàng cùng nhau ăn uống, trò chuyện.

Ở trên là những thông tin chia sẻ cụ thể và khách quan nhất về tất niên là gì? Bên cạnh đó là ý nghĩa cũng như văn hóa ăn tiệc tất niên của các vùng miền trên cả nước. Hy vọng bạn đã có được thông tin bổ ích và biết cách chuẩn bị tốt cho một bữa tiệc tất niên được trang trọng và vui vẻ cùng nhau.