Những Lỗi Cần Tránh Trong Đơn Xin Việc
NTrong phần lớn thời gian, khi soạn đơn xin việc cho quá trình tìm việc làm, chúng ta cần phải thẳng thắn. Dù vậy, có những lỗi trong đơn xin việc có thể khiến bạn đánh mất cơ hội tỏa sáng. Tìm việc làm là một cuộc thi đấu thật sự, vì vậy bạn cần phải đảm bảo đơn xin việc của mình, cả hồ sơ giấy và trực tuyến, được đầu tư càng nhiều càng tốt.
Hãy dành thời gian cẩn thận hoàn thành từng đơn xin việc để chắc chắn thông tin bạn điền, thời gian và mô tả công việc, là chính xác, và không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp.
Vài lỗi phổ biến cần tránh
Xem lướt qua phần hướng dẫn và bỏ sót yêu cầu thật sự của từng câu hỏi trong đơn xin việc. Hãy đọc cẩn thận và đừng vội vã. Dù sao thì đâu có ai lại muốn tuyển nhân viên không tuân theo những hướng dẫn.
Viết “xem trong tài liệu đính kèm” để tránh điền lại thông tin trong đơn xin việc. Nhiều nhà tuyển dụng chỉ chủ yếu xem mỗi đơn xin việc, nên bạn cần điền đầy đủ tất cả chỗ trống dù phải lặp lại thông tin trong CV đính kèm.
Mô tả chung chung về kĩ năng và kinh nghiệm của bạn. Thay vào đó, hãy làm nổi bật những kĩ năng và kinh nghiệm phù hợp nhất với công việc bạn đang nhắm đến.
Nói khống hoặc nói quá về năng lực chuyên môn của bạn. Không thành thật và những thông tin sai sự thật là cơ sở cho việc bị loại ngay lập tức, vì vậy hãy tránh sáng tác thêm cho những thông tin của mình.
Ứng tuyển công việc bạn không đủ năng lực phù hợp. Nếu vị trí yêu cầu bằng cấp cao hoặc số năm kinh nghiệm mà bạn không có đủ, thì đừng lãng phí thời gian của mình và của cả nhà tuyển dụng.
Nộp đơn xin việc cho nhầm người hoặc nhầm phòng ban. Hãy đảm bảo nộp trực tiếp hồ sơ xin việc đến cá nhân hoặc bộ phận được nêu trong tin tức tuyển dụng.
Lỗi chính tả hoặc ngữ pháp. Hãy sử dụng chức năng kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp của Word. Hãy đặt ngón tay dò kĩ từng từ để đảm bảo mình viết đúng. Hãy đọc to thành tiếng lá đơn xin việc của bạn để kiểm tra lỗi ngữ pháp, và khi nào có thể, hãy nhờ thêm người nào đó kiểm tra hộ bạn trước khi nộp đơn.
Viết mô tả không nêu những thành tựu. Mặc dù bạn đang viết mục Mô tả lịch sử làm việc, nhưng hãy xem phần đó như là mô tả những đóng góp, thành quả bạn đạt được trong công việc, chứ không phải chỉ liệt kê những chức vụ bạn từng đảm nhận.
Thiếu giải thích về khoảng thời gian nghỉ việc. Nếu bạn có lí do hợp pháp cho khoảng thời gian nghỉ việc, thì hãy tìm cách trình bày, ví dụ như “Tôi nghỉ việc để chăm sóc cho đứa con mới sinh” hoặc “để chăm sóc cha/ mẹ mắc bệnh nan y”.
Sử dụng địa chỉ thư điện tử không chuyên nghiệp. Hãy tạo một tài khoản riêng chỉ dùng cho công việc và tránh thiếu chuyên nghiệp như [email protected].
Bí quyết viết đơn xin việc
Một cách hữu ích là hãy liệt kê thời gian và mô tả về trình độ học vấn và lịch sử làm việc của bạn theo trật tự thời gian. Khi bạn viết đơn xin việc, bạn có thể xem danh sách của mình và đảm bảo cung cấp thông tin chính xác và hoàn chỉnh cho từng nhà tuyển dụng.
Nếu bạn gửi kèm CV, thì bạn nên thiết kế CV phù hợp riêng từng vị trí mình ứng tuyển và làm nổi bật những kinh nghiệm phù hợp nhất. Làm như vậy có thể sẽ khác với danh sách theo trình tự thời gian mà bạn soạn ban đầu, vì vậy bạn cần cung cấp thêm giấy tờ, chứng chỉ,… hỗ trợ để tạo nên bức tranh hoàn chỉnh về năng lực chuyên môn của mình.
Trước khi nộp hồ sơ tìm việc làm, hãy đọc kĩ lại một lần nữa, kiểm tra lỗi và đảm bảo bạn đã điền tất cả thông tin hoàn chỉnh và phù hợp.
Cung cấp thêm giấy tờ hỗ trợ
Điều quan trọng là hãy chú ý đến nội dung chi tiết trong yêu cầu tuyển dụng. Đôi khi, bên cạnh đơn xin việc, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn nộp kèm CV, danh sách người tham khảo, bản sao bằng cấp, chứng chỉ liên quan,…
Để tìm việc làm thành công, hãy chắc chắn gửi đủ tất cả giấy tờ được yêu cầu. Nếu bạn không làm theo hướng dẫn ứng tuyển, thì bạn sẽ dễ dàng bị loại ngay từ đầu.