Management trainee là gì? Nhà lãnh đạo trong tương lai

MManagement trainee là chương trình quản trị viên tập sự được tổ chức bởi các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam với mục đích là tìm kiếm nhân tài trong nhân tài đảm nhận các vị trí chủ chốt. Thế nên, sự cạnh tranh cực kỳ gay gắt để các bạn khẳng định bản lĩnh của mình.

Hàng năm, tại một số doanh nghiệp có chương trình tuyển dụng vị trí tập sự quản trị mà những người này có thể sẽ trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai. Đây là sân chơi bổ ích giúp các bạn trẻ trải nghiệm phương pháp huấn luyện từ các tập đoàn lớn và hơn hết là cơ hội để chạm đến chiếc ghế quản lý. Để khám phá bí mật thành công này, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu management trainee là gì nhé!

Management trainee là gì? Các thông tin về chương trình đào tạo

Management trainee(MT) là quản trị viên tập sự, một chương trình tuyển chọn các bạn sinh viên năm cuối hoặc những người làm việc chưa quá 2 năm kinh nghiệm. Được tổ chức bởi các doanh nghiệp lớn và các tập đoàn đa quốc gia như: VinGroup, Nestle, Vinamilk… với mục đích là tìm kiếm người có đủ năng lực và tố chất để trở thành nhà lãnh đạo của thương hiệu trong một khoảng thời gian đào tạo.

Tùy vào các doanh nghiệp mà khoảng thời gian đào tạo khác nhau có thể 2-3 năm. Trong đó, nếu may mắn được trúng tuyển các bạn sẽ trải qua thời gian làm việc từ vị trí nhân viên thấp nhất dưới sự giám sát của người quản lý. Sau một khoảng thời gian cụ thể theo quy định mọi người sẽ được lần lượt tham gia vào các phòng ban của công ty để tìm hiểu mọi hoạt động. Cuối chương trình các ứng viên sẽ được nhận xét, đánh giá và phỏng vấn đến các phòng ban mà họ lựa chọn.

Hầu hết, các bạn đều sẽ được giữ lại và trở thành nhân viên chính thức của công ty với tỷ lệ gần như tuyệt đối 100%, trừ một vài trường hợp đặc biệt. Vậy nên, việc làm đầu tiên là chúng ta chuẩn bị một cv thật ấn tượng để lọt vào vòng trúng tuyển. Thứ hai là bạn hãy tìm hiểu các chương trình management trainee của các tập đoàn mà bạn tâm đắc nhất và hiện nay nổi tiếng như: Program UFRESH của Unilever, BAT Global Graduate Program, Techcom’s Future Gene, Suntory Pepsico Management Trainee Program, Heineken Graduate Program…

Những yêu cầu cần biết

Để đạt đến cương vị là người quản lý, ngoài yếu tố chuyên môn đã được đào tạo ở trường còn phải trau dồi kỹ năng tiếng Anh. Bởi chương trình management trainee hầu hết tuyển dụng theo quy trình gồm các nội dung như: Trình độ tiếng Anh có thể là IELTS hoặc BULATS, khả năng tư duy được thi viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào mỗi công ty, kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và cuối cùng được phỏng vấn bởi phòng Nhân sự, Giám đốc…

Số lượng người đăng ký lên đến hàng ngàn do vậy bạn phải thật sự ưu tú để lọt vào top những người được lựa chọn với con số dao động từ 4-20 người. Muốn làm được điều này đôi khi không chỉ dựa vào kiến thức mà phải dựa vào bản lĩnh thật sự và tố chất nằm trong mỗi con người. Bên cạnh đó, là một số kỹ năng nhất định cần có như: giao tiếp, lãnh đạo, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm và một số kỹ năng khác tùy theo mỗi phòng ban của công ty.

Đến với chương trình này các bạn không cần lo lắng bởi sự thiếu sót về kinh nghiệm, vì các nhà tuyển dụng cho rằng những bạn mới ra trường sẽ dễ dàng đào tạo hơn. Đặc biệt, họ hướng đến các thành tích mà bạn đạt được, các hoạt động xã hội và khả năng lãnh đạo của từng người.

Lợi ích khi tham gia chương trình management trainee

Quản trị viên tập sự là niềm mơ ước chung của các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn thuộc trường top hàng đầu Việt Nam. Bởi khi tham gia mọi người sẽ có cơ hội phát triển trên con đường sự nghiệp của mình với các lợi ích như:

Môi trường làm việc chuyên nghiệp: Với sự hướng dẫn của các chuyên gia trong ngành là những anh, chị trẻ tuổi nhiệt huyết và tâm lý luôn giúp đỡ các bạn. Hơn hết là học hỏi ở họ phong cách làm việc chuyên nghiệp, tự tin và bản lĩnh.

Cơ hội thăng tiến dễ dàng: Các doanh nghiệp luôn mang đến cho các bạn một lộ trình thăng tiến rõ ràng từ các cấp bậc. Chẳng hạn, đối với lĩnh vực bán hàng từ salesman có thể trở thành quản lý sale Supervisor, nếu bạn giỏi thì trong vòng 3-5 năm chúng ta sẽ giữ chức regional sales manager. Trong khi đó, một salesman bình thường phải mất 10 năm.

Giờ thì bạn đã biết management trainee là gì và cần chuẩn bị những gì để trở thành quản trị viên tập sự. Tất cả nhờ vào những nỗ lực và cố gắng của mọi người thì cánh cửa sự nghiệp mới có thể mở ra.

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị gì? Các việc cần thực hiện gấp

Năm cuối là thời gian tất bật và mệt mỏi nhất mà các bạn sinh viên ai cũng lo sợ. Bởi những lo lắng khi ra trường liệu có kiếm được công việc hay không. Để tránh gặp phải khó khăn này thì chúng ta cần chuẩn bị những gì?

Trải qua những năm tháng trên giảng đường cho đến khi thời điểm kết thúc, chúng ta nhận ra rằng thời gian trôi thật nhanh. Và lúc này các bạn phải đối mặt với rất nhiều áp lực như: tìm nơi thực tập, kiếm công việc, hoàn thành các chứng chỉ, đó là chưa kể đến những môn còn nợ. Để giảm nổi lo lắng, bận tâm trong lòng thì một sinh viên năm cuối cần chuẩn bị gì để ứng phó?

Hoàn thành nhiệm vụ học tập

Trước tiên, các bạn phải đảm bảo rằng mình đã hoàn thành việc học tập và đạt số tín chỉ theo quy định của từng môn học mà không để nợ môn hoặc có nợ thì chúng ta hãy mau chóng học lại. Hãy chủ động nghiên cứu những môn mình đã học và tìm hiểu nếu bạn cho rằng nghề nghiệp sau này có liên quan đến. Bởi ngoài những gì thầy cô truyền đạt còn những kiến thức khác mà chính bản thân chúng ta phải tự tìm hiểu.

Sau đó, bạn phải nhanh chóng hoàn thành các chứng chỉ anh văn, tin học để có đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định. Nhưng các chứng chỉ này chỉ dừng ở mức cơ bản để được công nhận tốt nghiệp. Và nếu bạn muốn làm được việc tại các doanh nghiệp nước ngoài mà có yêu cầu cao về việc giao tiếp lưu loát hoặc sử dụng các phần mềm vi tính chuyên biệt thì bắt buộc mọi người phải học nâng cao.

Ngoài ra, đừng bỏ qua các chương trình giao lưu trao đổi và gặp gỡ các chuyên gia, nhà tuyển dụng do nhà trường liên kết với các doanh nghiệp tổ chức. Bởi đây là cơ hội để bạn lắng nghe sự chia sẻ của người đi trước về kinh nghiệm trong tìm việc và các ngành nghề. Nhân tiện đó chúng ta có thể đặt câu hỏi nếu có vấn đề thắc mắc, hoặc tìm kiếm mối quan hệ từ các nhà tuyển dụng.

Học hỏi kinh nghiệm

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị gì? Câu trả lời quan trọng nhất có lẽ là học hỏi kinh nghiệm. Mà muốn học hỏi kinh nghiệm thật sự bổ ích cho mình thì chúng ta phải học từ đầu?

Các chuyến thực tập: Những chuyến thực tập tại các địa điểm và những bài thu hoạch là công việc đầu tiên mà bạn sẽ làm. Vì thế, hãy làm với tư cách là những người làm việc chuyên nghiệp thay vì chỉ chăm chăm với số điểm cần đạt. Bởi khi soạn cv bạn sẽ nêu một ít kinh nghiệm có được trong chuyến thực tập này.

Các công việc làm thêm: Nếu chúng ta có khoảng thời gian dài làm thêm các công việc thì chắc rằng mọi người cũng đã tích lũy rất nhiều kiến thức cho mình. Có thể là liên quan đến chuyên môn nhưng đa phần các bạn sẽ học hỏi rất nhiều kỹ năng ngoài xã hội như: giao tiếp, ứng xử, xây dựng các mối quan hệ…

Làm cộng tác viên: Hãy tìm hiểu các công ty có nhu cầu tuyển dụng cộng tác viên liên quan đến ngành học của bạn. Xem xét các yêu cầu và phần mô tả công việc để hình dung được những gì mình sẽ làm và chuẩn bị trước. Nếu có thể chúng ta hãy xin thực tập không lương để đổi lấy kinh nghiệm. Chẳng hạn, nếu bạn học báo chí thì hãy xin làm cộng tác viên cho các báo.

Rèn luyện các kỹ năng

Chuyên môn và kiến thức là thứ mà các bạn có thể dễ dàng học được miễn là chúng ta cố gắng. Nhưng về kỹ năng phụ thuộc vào thái độ và nhận thức của mỗi người mà không phải ai cũng chú trọng đến điều này, thậm chí có những người còn xem nhẹ các kỹ năng khi tìm việc. Vì họ cho rằng chỉ cần cầm tấm bằng loại giỏi thì không sợ thất nghiệp.

Nhưng trên thực tế, hiện nay đa số các bạn gặp khó khăn trong công việc điều liên quan đến yếu tố kỹ năng. Chẳng hạn, tâm lý sợ hãi, bỡ ngỡ với những người xung quanh đặc biệt là sếp, không thể trò chuyện trao đổi công việc khi làm việc nhóm, mất cân bằng về tinh thần do áp lực của công việc quá nhiều không giống như thời sinh viên chúng ta vô tư bay nhảy… Tất cả những việc này đều do bạn thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian…

Bài viết trên là những chia sẻ để mọi người biết rõ sinh viên năm cuối cần chuẩn bị gì trước khi ra trường. Đừng để “nước đến chân mới nhảy” như thế bạn sẽ bị dồn dập quá sức và gặp phải các trở ngại. Đặc biệt, hãy trao đổi với gia đình để được động viên, tư vấn từ họ.