Những Công Việc Nên Và Không Nên Nêu Trong Đơn Xin Việc

Bạn có cần trình bày tất cả công việc mình từng làm trong đơn xin việc? Phải làm sao nếu không đủ chỗ để liệt kê tất cả? Hoặc khi vài công việc cũ không phù hợp với kế hoạch tìm việc làm hiện tại của bạn?

Khi bạn tạo đơn xin việc online, bạn có thể liệt kê không giới hạn công việc cũ, nhưng cũng có khi bạn chỉ cần trình bày một số lượng nhất định. Điều quan trọng nhất là : chất lượng hay số lượng?

         Những công việc nên nêu trong đơn xin việc

Có những lí do mang tính chiến lược khi nêu hoặc không nêu những công việc cũ nhất định. Theo hướng dẫn chung, bạn nên tập trung vào việc sắp xếp trong cv lịch sử làm việc sao cho hỗ trợ tốt nhất vị trí cụ thể mà bạn đang muốn tìm việc làm.

Nếu bạn có một lịch sử các công việc dày đặc, thì có thể sẽ gây khó khăn cho người đọc CV của bạn.

Đồng thời, bạn lại có nhiều lựa chọn nên nêu công việc nào. Ứng viên có kinh nghiệm hạn chế sẽ không được tự do như vậy vì họ cần trình bày ít nhất vài dẫn chứng trong công việc trước.

Số lượng công việc liêt kê trong đơn xin việc thể hiện chuyên môn của bạn, nhưng sau đây là vài gợi ý giúp bạn quyết định cách trình bày lịch sử làm việc độc đáo của mình trong đơn xin việc.

         Đọc hướng dẫn cẩn thận

Hãy tìm kiếm những yêu cầu của nhà tuyển dụng như “nêu tất cả công việc trong quá khứ”. Trong trường hợp này, bạn cần phải làm theo hướng dẫn và nêu tất cả vị trí mình từng đảm nhận. Nếu bạn bỏ bớt công việc, đặc biệt là những công việc gần đây của mình, thì rất có thể đơn của bạn sẽ bị loại.

Trong trường hợp bạn có nhiều công việc rất lâu về trước và không phù hợp với mục tiêu tìm việc làm hiện tại của mình, thì bạn có thể tóm tắt chung giai đoạn làm việc đó. Ví dụ với những công việc vào 10-15 năm trước, bạn có thể viết “Từng làm việc trong nhiều vị trí của bộ phận dịch vụ bán lẻ từ 1990-1995 – sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết nếu có yêu cầu”.

         Liệt kê tất cả vị trí trong khoảng thời gian nhất định

Vài nhà tuyển dụng yêu cầu bạn trình bày tất cả công việc mình làm trong khoảng thời gian cụ thể, như trong 5 hoặc 10 năm trước. Trong trường hợp này, bạn nên làm theo yêu cầu và đảm bảo thể hiện những kiến thức và kĩ năng quan trọng mình đã tích lũy và đóng góp trong khoảng thời gian đó.

Nếu bạn bỏ bớt những công việc nằm ngoài khoảng thời gian được yêu cầu hoặc những vị trí không phù hợp với kế hoạch tìm việc làm hiện tại của mình, thì bạn có thể viết “Những điểm nổi bật trong lịch sử làm việc đã được trình bày ở trên. Sẽ cung cấp phần thông tin đầy đủ nếu có yêu cầu” nếu trong đơn xin việc trực tuyến có chỗ viết ghi chú hoặc thông tin thêm.

         Hãy ngắn gọn

Hãy ngắn gọn khi mô tả những công việc không phù hợp mà bạn buộc phải nêu vào, hoặc những công việc đã rất lâu trong quá khứ. Thay vì trình bày chi tiết những trọng trách không ấn tượng, hãy làm nổi bật những lần được thăng chức, được khen thưởng hoặc những thành công chủ chốt. Như thế, dù công việc không thích hợp, ít nhất bạn vẫn thể hiện được tiềm năng ứng viên của mình.

         Lựa chọn công việc nào nên làm

Nếu không có yêu cầu nêu toàn bộ lịch sử làm việc, thì bạn hãy giới hạn chỉ với số lượng những công việc phù hợp nhất với vị trí mình đang ứng tuyển. Tuy nhiên, hãy chắc chắn mình không tạo nên những khoảng thời gian nghỉ việc trong quá trình làm việc.

         Bạn có thể liệt kê những công việc thiện nguyện

Những ứng viên có số lượng kinh nghiệm hạn chế nên thử kết hợp với các vị trí làm tình nguyện viên và tham gia hoạt động ngoại khóa. Nếu không có mục riêng cho kinh nghiệm làm tình nguyện hoặc các hoạt động khác, thì bạn có thể trình bày chung trong phần lịch sử làm việc. Hãy nêu rõ chức vụ của bạn trong những vị trí đó để phân biệt giữa công việc có lương và hoạt động tình nguyện.

         Đừng tạo những khoảng thời gian nghỉ việc trong quá trình làm việc

Vài ứng viên không muốn nêu những công việc ít ấn tượng, nhưng lại vô tình tạo nên những khoảng thời gian trống không làm việc. Trong tình huống này, một giải pháp là hãy bỏ những công việc mình không muốn nêu, và bổ sung thông tin hoặc lời giải thích.

Cách này sẽ giúp đơn của bạn trông hợp lí, đặc biệt là nếu bạn có những lí do thuyết phục như tham gia khóa học, nuôi dưỡng con cái hoặc chăm sóc thành viên trong gia đình. Hãy nhớ rằng đơn xin việc là nơi để bạn giải thích những gián đoạn trong quá trình làm việc của mình.

         Hãy thành thật

Điều quan trọng là hãy thành thật cung cấp chi tiết các công việc từng làm của bạn. Nếu bạn có thể liên kết kinh nghiệm của mình với yêu cầu tuyển dụng, thì bạn có cơ hội được tuyển rất cao.

Tuy nhiên, quan trọng hơn nữa là phải trình bày đơn xin việc một cách thành thật. Khi bạn kí tên vào đơn xin việc, bạn đang xác nhận những thông tin mình cung cấp là chính xác và trung thực. Nhà tuyển dụng có thể và sẽ xác nhận lại những thông tin đó. Nếu bạn không thành thật, bạn có thể sẽ mất việc, hoặc vào lúc này hoặc trên con đường tìm việc làm trong tương lai.

Cách Viết Một Đơn Xin Nghỉ Phép Cơ Bản

Khi bạn muốn nghỉ phép vì một lý do nào đó, bạn cần viết thư xin nghỉ phép gửi tới người sử dụng lao động. Đơn xin nghỉ phép là một văn bản trình bày mong muốn của bạn và là cơ sở để người sử dụng lao động chấp thuận cho bạn nghỉ phép. Nó có thể được phê duyệt hoặc từ chối tùy thuộc vào lý do của bạn.

Mặc dù việc gặp mặt trình bày trực tiếp với sếp của bạn về lý do xin nghỉ phép có thể đã đủ nhưng viết một đơn xin nghỉ phép và gửi tới họ sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp của bạn và văn bản đó cũng sẽ là bằng chứng chắc chắn cho sự vắng mặt của bạn.

Yêu cầu xin nghỉ phép của bạn có thể được thông qua hoặc không được chấp thuận, điều đó còn tùy thuộc vào lý do xin nghỉ phép của bạn. Viết một thư xin nghỉ phép chuẩn với lý do thuyết phục sẽ giúp bạn có thể nhận được phản hồi tích cực cao hơn. Lưu ý về phần lý do và thời gian nghỉ phép cần được trình bày một cách chính xác.

• Trước hết, bạn phải lịch sự và chân thành khi thể hiện mong muốn được nghỉ phép của bạn trong đơn.

• Sử dụng giọng điệu trang trọng khi viết đơn.

• Bạn phải nêu lý do một cách hợp tình hợp lý về việc xin nghỉ phép của mình.

• Bạn cũng phải nêu rõ thời gian dự định mà bạn vắng mặt tại công ty để không gây ra bất kỳ sự ảnh hưởng gì đến công việc khi bạn nghỉ phép.

• Khi bạn hoàn chỉnh đơn, hãy kiểm tra lại toàn bộ để tránh các lỗi chính tả và ngữ pháp.

Mở đầu một đơn xin nghỉ phép cần có phần quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn được viết chữ in hoa bôi đậm, các phần còn lại, bạn có thể tham khảo nội dung đơn nghỉ phép cơ bản thường được sử dụng dưới đây:

Kính gửi:

– Ban giám đốc Công ty TNHH ABC

– Trưởng phòng Tổ chức Hành chính

– Trưởng bộ phận……………………………

Tên tôi là: ………………………………………….

Năm sinh: …………………………………………

Địa chỉ liên hệ: ……………………………………

Điện thoại: ………………………………………..

Đơn vị công tác: ………….. Chức vụ: …………….

Nay tôi làm đơn này xin đề nghị Ban lãnh đạo Công ty TNHH ABC cho tôi được nghỉ phép … ngày, từ ngày … đến ngày …

Lý do: …………………………………………….

Tôi đã bàn giao công việc trong thời gian nghỉ phép lại cho ông (bà): …………………… là đồng nghiệp của tôi. Ông(bà): …………………………… sẽ thay thế tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao theo quy định. Tôi xin hứa sẽ cập nhật đầy đủ nội dung công tác trong thời gian vắng và trở lại làm việc, tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ sau khi kết thúc thời gian nghỉ. Kính mong bạn lãnh đạo công ty xem xét chấp thuận cho tôi được nghỉ phép.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cuối đơn là phần ngày tháng làm đơn, ký tên của người làm đơn và phần phê duyệt của các bộ phận liên quan. 

Viết thư xin nghỉ việc qua Email

Đơn xin nghỉ phép được coi là một phương thức giao tiếp để bạn trình bày mong muốn được nghỉ phép với người sử dụng lao động vì bất kỳ lý do gì.

Tùy thuộc vào cách làm việc của mỗi công ty, họ có thể yêu cầu nhân viên viết thư xin nghỉ phép bằng văn bản và gửi đến các bộ phận liên quan cùng với việc trình bày trực tiếp bằng lời nói hoặc bạn chỉ cần viết đơn xin nghỉ phép gửi qua email.

Khi đó, bạn cũng cần gửi chúng đến tất cả các bộ phận liên quan để họ nắm được và chủ động trong công việc.